TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cách làm bột sắn dây chữa nhiệt miệng đơn giản tại nhà

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 328
Sử dụng bột sắn dây để chữa nhiệt miệng là phương pháp được lưu truyền từ xưa đến nay. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách làm bột sắn dây đơn giản tại nhà, giúp bạn thoát khỏi vết loét miệng đáng ghét một cách nhanh chóng.

Nhiệt miệng là một tình trạng khá phổ biến mà hầu như ai cũng đã từng mắc phải. Tuy không quá nguy hiểm nhưng vết nhiệt miệng lại khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây là cách được nhiều người áp dụng. Bột sắn dây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể, vì thế rất hiệu quả để loại bỏ tình trạng này. Cách làm bột sắn dây rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng làm tại nhà.

Tác dụng chữa nhiệt miệng của bột sắn dây

Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây là bài thuốc đã được ông bà ta áp dụng từ xa xưa và đến ngày nay vẫn được lưu truyền rộng rãi.

Theo Đông Y, sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Trong khi đó, nhiệt miệng thường do chứng nóng trong. Vì thế, sử dụng thực phẩm có tính mát, có khả năng thanh nhiệt giải độc như bột sắn dây sẽ giúp điều trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả.

Bột sắn dây có tác dụng trị nhiệt miệng hiệu quả

Bột sắn dây sẽ giúp giảm đau, làm dịu vết loét nhanh chóng. Bên cạnh đó, bột sắn dây còn chứa nhiều chất xơ, chất đạm, chất chống oxy hóa, các flavonoids, triterpenoids,... cho nên mang lại rất nhiều tác dụng cho cơ thể, tốt cho người bệnh cảm, nhức đầu, mụn nhọt, rôm sẩy,...

Cách làm bột sắn dây với quy trình 6 bước tại nhà

Nếu bạn không biết địa chỉ nào bán bột sắn dây chất lượng, đảm bảo an toàn thì có thể tự làm với cách làm bột sắn dây tại nhà. Bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu và dụng cụ cần thiết như: củ sắn dây tươi, nước, thau (chậu), dao mài, vỉ lọc, vải lọc, túi nilon, mâm.

Bước 1: Rửa sạch củ sắn dây tươi để loại bỏ lớp đất cát bên ngoài, bóc hết vỏ và rửa cho củ sắn trắng sạch.

Bước 2: Cắt sắn dây thành từng miếng nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố say mịn (Hoặc bạn cũng có thể dùng dao để mài nhỏ củ sắn dây).

Củ sắn dây rửa sạch, gọt vỏ và thái thành từng miếng nhỏ

Bước 3: Cho sắn dây đã xay hoặc mài nhỏ ra thau (chậu), cho nước vào và khuấy lên, sau đó cho ra vỉ lọc. Bạn nên nhào bóp nhiều lần để nước bột ra hết rồi bỏ phần bã. Nước sắn dây thu được sẽ có màu trắng đục.

Bước 4: Cho nước sắn dây thu được vào một chậu sạch. Thêm nước vào chậu, mỗi ngày thay nước từ 1 - 2 lần. Làm liên tục trong 10 ngày, bạn sẽ thu được một chậu nước bột sắn dây trắng ngần.

Bước 5: Xếp nhiều lớp vải chồng lên nhau, dùng thêm một túi nilon để lót dưới đáy chậu. Đổ nước bột sắn dây qua lớp vải lọc để loại bỏ các tạp chất. Khi bột lắng dưới đáy chậu, bạn có thể bỏ phần nước phía trên và lấy phần tinh bột lắng màu trắng.

Bột sắn dây thu được sau khi phơi nắng

Bước 6: Lấy tinh bột đã lắng đó ra mâm rồi mang phơi ngoài nắng. Bạn cần chú ý phơi ở nơi nắng tốt, sạch sẽ, không bụi bặm. Phơi đến khi bột khô hoàn toàn thì cho vào hộp để bảo quản.

Xem thêm: Nước bọt có mùi hôi: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Cách chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây tương đối đơn giản. Bạn có thể thử áp dụng áp dụng một trong số những cách được tổng hợp dưới đây.

Uống nước sắn dây

Uống nước sắn dây là cách chữa nhiệt miệng dân dã, tiết kiệm thời gian và cả chi phí. Nước sắn dây sẽ giải nhiệt và làm mát cơ thể, từ đó nhanh chóng giảm đau rát, khó chịu và làm vết loét miệng lành lại.

Pha nước sắn dây trị nhiệt miệng

Bạn có thể yên tâm là loại nước này rất dễ uống với hương thơm và vị ngọt tự nhiên. Cách thực hiện như sau:

  • Đối với người lớn: Cho 20g bột sắn dây vào một cốc nước đun sôi để nguội, khuấy đều cho đến khi bột tan. Uống nước này mỗi ngày 1 - 2 cốc, chứng nhiệt miệng sẽ cải thiện nhanh chóng.
  • Đối với trẻ em: Khuấy 10g bột sắn dây với một cốc nước sôi cho đến khi bột tan. Cho bé uống khi nước còn hơi ấm.

Ăn bột sắn dây

Ngoài cách uống, bạn cũng có thể ăn loại bột này để trị nhiệt miệng. Tương tự như uống, cách làm bột sắn dây để ăn cũng có tác dụng giảm đau rát do nhiệt miệng gây ra, đồng thời giúp vết loét nhiệt miệng nhanh lành lại.

Cách pha bột sắn dây chín

Bạn có thể ăn bột sắn dây theo 2 cách như sau:

  • Cách 1: Ăn chín

Cho khoảng 10 - 15g bột sắn dây vào bát, đổ một lượng nước sôi vừa đủ rồi khuấy đều để không bị vón cục. Bột sẽ chuyển sang màu trắng đục với dạng sệt. Bạn có thể để nguội hoặc hơi ấm rồi sử dụng.

  • Cách 2: Nấu với sữa

Cho khoảng 10 - 15g bột sắn dây với 200ml sữa rồi khuấy đều. Cho hỗn hợp này lên bếp rồi đun sôi với lửa vừa, vừa đun vừa khuấy đều tay. Khi bột chuyển màu thì tắt bếp, sau đó để nguội rồi thưởng thức.

Những lưu ý khi chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây

Để cách làm bột sắn dây chữa nhiệt miệng hiệu quả, tránh gây tác dụng ngược và làm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn nên lưu ý đến những điều sau:

  • Không cho thêm đường dù dễ uống hơn. Bởi mục tiêu là loại bỏ nhiệt miệng, việc sử dụng đường có thể làm giảm tác dụng, đồng thời còn tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường.
  • Mỗi lần sử dụng chỉ pha 1 lượng vừa phải, nếu dùng không hết thì nên bỏ đi. Không nên pha bột sắn dây một lần mà dùng cho cả ngày.

Sử dụng bột sắn dây vừa phải, không quá lạm dụng

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng bột sắn dây, vì bột có tính lạnh, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khiến bà bầu thêm mệt, đồng thời còn có thể tăng co bóp dạ con.
  • Không nên thay thế bột sắn dây cho các bữa chính trong ngày, vì bột sắn dây không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Nên sử dụng với liều lượng vừa phải, không quá lạm dụng bột sắn dây để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bật mí các cách phòng tránh nhiệt miệng

Để phòng tránh nhiệt miệng, bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thực hiện đánh răng đều đặn 2 - 3 lần/ngày, cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần tại địa chỉ nha khoa uy tín để tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
  • Hạn chế ăn uống nhiều thực phẩm chiên, xào, nướng,... Những thực phẩm này có tính háo nước, khi ăn vào sẽ hút nước của cơ thể, khiến cơ thể thiếu nước và làm tăng cơ nhiệt.

Hạn chế những thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ để tránh nóng trong người

  • Ăn nhiều rau xanh, nhất là các loại rau có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể như rau má, rau dền, rau ngót, rau mồng tơi,...
  • Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin A, C như: cam, bưởi, chanh, dâu tây, đu đủ, kiwi,... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế ăn các loại trái cây có tính nóng như: nhãn, mít, sầu riêng, chôm chôm, vải,...

Trên đây là những cách làm bột sắn dây để chữa nhiệt miệng đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí.