TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Các giai đoạn của sâu răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3.689
Sâu răng có thể dẫn đến nhiễm trùng, áp xe răng hoặc thậm chí là mất răng. Nguyên nhân là do hoạt động của một số loài vi khuẩn trú ngụ trong mảng bám răng. Sâu răng diễn ra âm thầm và tiến triển theo từng giai đoạn. Dưới đây, chúng ta sẽ khám phá từng giai đoạn của sâu răng, thảo luận về cách điều trị sâu răng theo từng giai đoạn.

Khi chúng ta ăn thực phẩm có đường, vi khuẩn chứa trong mảng bám sẽ phân hủy đường và tạo ra axit, axit này sẽ phá hủy và làm mất khoáng hóa men răng, hình thành nên lỗ sâu răng.

Vi khuẩn phân hủy đường và tạo ra axit chỉ trong 5-15 phút ngay sau khi chúng ta ăn. Đó là lý do vì sao chúng ta cần đánh răng ngay sau khi ăn để ngăn ngừa sâu răng.

Các giai đoạn của sâu răng

Vi khuẩn trong mảng bám răng có thể chuyển đổi đường có trong thức ăn của bạn thành axit. Nếu mảng bám tích tụ theo thời gian, các axit này có thể bắt đầu làm hỏng răng của bạn, tạo thành những lổ hổng trên bề mặt răng gọi là sâu răng. Các giai đoạn của sâu răng bao gồm:

Giai đoạn 1: Phá hủy mô khoáng

Lớp ngoài của răng được cấu tạo bởi một loại mô gọi là men răng. Men răng chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất. Khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn có trong mảng bám tạo ra, men răng bắt đầu mất các khoáng chất và xuất hiện những đốm trắng trên răng. Vùng mất chất khoáng này là dấu hiệu ban đầu của bệnh sâu răng.

Giai đoạn 2: Sâu men răng

Theo thời gian, men răng sẽ bị phá vỡ thêm, các đốm trắng trên răng chuyển sang màu nâu, hình thành các lỗ nhỏ trên răng được gọi là lỗ sâu răng hoặc sâu răng. Đây là giai đoạn sâu men răng.

Giai đoạn 3: Sâu ngà răng

Bên trong lớp men răng là một lớp mềm hơn men được gọi là ngà răng. Nếu sâu men răng không được điều trị, a-xit sẽ phá hủy vào ngà răng. Ngà răng chứa các ống dẫn đến các dây thần kinh của răng. Do đó, khi ngà răng bị ảnh hưởng bởi sâu răng, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng khi ăn thức ăn hoặc đồ uống nóng hoặc lạnh.

Giai đoạn 4: Sâu lan vào tủy gây viêm tủy

Tủy răng là lớp trong cùng của răng. Nó chứa các dây thần kinh và mạch máu giúp giữ cho răng khỏe mạnh. Các dây thần kinh này cũng cung cấp cảm giác cho răng. Khi tủy răng bị tổn thương, nó có thể bị kích ứng và bắt đầu sưng lên, tạo áp lực đè lên các dây thần kinh và gây ra đau đớn.

Giai đoạn 5: Áp-xe

Khi sâu răng tiến sâu vào tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tình trạng viêm nhiễm ngày càng gia tăng trong răng có thể dẫn đến một túi mủ hình thành ở đáy răng, được gọi là áp-xe.

Áp-xe răng có thể gây ra cơn đau dữ dội và phá hủy xương hàm. Các triệu chứng khác có thể có bao gồm sưng lợi, mặt hoặc hàm, sốt và sưng hạch bạch huyết ở cổ.

Áp xe răng cần được điều trị kịp thời vì nhiễm trùng có thể lan vào xương hàm cũng như các vùng khác trên đầu và cổ, gây viêm mô tế bào, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời loại bỏ áp-xe.

Xem thêm: Điều trị tủy răng. Bạn đã biết?

Điều trị sâu răng như thế nào?

Phương pháp điều trị sâu răng tùy thuộc vào từng giai đoạn sâu răng:

Giai đoạn tổn thương mô khoáng:

Đây là giai đoạn nhẹn nhất, có thể điều trị bằng florua. Florua có tác dụng tăng cường men răng, giúp men răng chống lại các axit do vi khuẩn mảng bám tạo ra. Bạn có thể bổ sung Florua bằng cách bôi gel Florua lên răng, sử dụng kem đánh răng, nguồn nước chứa Florua.

Giai đoạn sâu men:

Khi sâu răng bước vào giai đoạn này, các lỗ sâu răng thường xuất hiện. Trám răng được sử dụng để điều trị sâu men răng. Khi trám răng, Nha sĩ sẽ làm sạch phần răng bị sâu bằng dụng cụ chuyên dụng. Sau đó, họ sẽ lấp đầy lỗ sâu răng bằng vật liệu trám nha khoa.

Giai đoạn sâu ngà răng:

Bởi vì ngà răng mềm hơn men răng, sâu răng sẽ tiến triển nhanh hơn khi đến giai đoạn này. Nếu được xác định sớm, sâu ngà răng có thể được điều trị bằng cách trám răng. Trong những trường hợp tổn thương nặng hơn, có thể phải phục hình bằng mão răng.

Giai đoạn tổn thương tủy

Khi sâu răng đã đến tủy, bạn sẽ cần điều trị tủy. Trong một ống tủy, tủy răng bị hỏng sẽ được loại bỏ. Sau đó, khoang răng được làm sạch và trám bít lại. Răng sau điều trị tủy rất dễ giòn và vỡ nên cần phục hình mão sứ lên răng sau điều trị tủy.

Giai đoạn áp-xe răng

Nếu một ổ áp-xe đã hình thành trong răng của bạn, Bác sĩ có thể sẽ tiến hành lấy tủy răng để loại bỏ ổ nhiễm trùng và trám bít lại răng. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần phải nhổ răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để giúp điều trị áp-xe răng. Đây là những loại thuốc tiêu diệt vi khuẩn.

Mọi chi tiết xin liên hệ HOTLINE: 1900 56 5678 hoặc inbox cho fanpage của Nha khoa Nhân Tâm tại: https://m.me/nhantamdental