TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị ê buốt răng phải làm sao? Nguyên nhân răng bị ê buốt?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.633
Ê buốt răng không phải triệu chứng hiếm gặp. Tình trạng này không chỉ tạo cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai cũng như sinh hoạt hàng ngày của chúng ta. Vậy bị ê buốt răng phải làm sao? Yếu tố nào dẫn đến tình trạng này?

Ê buốt răng là một trong những tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà còn là triệu chứng của một số bệnh lý về sức khỏe răng miệng.

Vậy ê buốt răng phải làm sao? Nguyên nhân gây ra là gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua những thông tin trong bài viết sau nhé!

Ê buốt răng là gì?

Thông thường, một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có lớp men răng cứng chắc bên ngoài nhằm bảo vệ lớp ngà răng bên trong. Nếu men răng bị tổn thương, bị mài mòn hoặc đường viền nướu bị tụt sẽ làm cho lớp ngà răng bị lộ ra ngoài. Điều này sẽ dễ khiến cho dây thần kinh bị kích thích khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh, có tính axit,… và gây ra tình trạng ê buốt răng.

Ê buốt răng còn được gọi là răng nhạy cảm, là tình trạng phổ biến và hầu như ai cũng đã gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tình trạng này thường xảy ra trong quá trình ăn uống, có thể xuất hiện thoáng qua hoặc trong một vài phút, thậm chí có những trường hợp răng bị ê buốt trong vài giờ.

Triệu chứng của bệnh ê buốt răng

Bạn có thể nhận biết mình bị ê buốt răng thông qua những triệu chứng cụ thể dưới đây:

  • Cảm giác răng bị ê buốt, đau nhức khi ăn uống những thực phẩm quá lạnh, quá nóng, quá chua hay quá ngọt.
  • Hít thở trong điều kiện không khí lạnh hoặc thời tiết chuyển lạnh đột ngột cũng có thể khiến răng của bạn cảm thấy khó chịu.
  • Khi đánh răng, đặc biệt là vào buổi sáng sớm làm răng bị ê buốt, khiến bạn phải dừng lại một lúc mới có thể tiếp tục được.
  • Sử dụng tăm xỉa răng, chỉ nha khoa cọ sát vào răng và cảm thấy ê buốt, khó chịu.

Răng bị ê buốt khi ăn thực phẩm quá lạnh

Tình trạng ê buốt răng tưởng chừng khá đơn giản nhưng nếu không được phát hiện kịp thời và có cách điều trị phù hợp sẽ khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây viêm tủy, dẫn đến mất răng.

Xem thêm: Lấy cao răng mất bao lâu mới xong?

Những nguyên nhân dẫn đến ê buốt răng

Để biết được ê buốt răng phải làm sao, trước tiên bạn cần phải tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:

Sâu răng

Sâu răng là bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng ê buốt răng. Vi khuẩn tồn tại ở những mảng bám theo thời gian sẽ làm bào mòn, làm hỏng men răng, lâu dài sẽ lây dần sang ngà răng và tủy răng. Vì thế mà khi bạn ăn uống thức ăn có tính axit hoặc nhiệt độ nóng – lạnh sẽ cảm thấy ê buốt.

Viêm lợi

Viêm lợi là tình trạng lợi bị tổn thương, thậm chí bị teo lại làm lộ cổ chân răng. Lúc này răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị ê buốt khi vệ sinh răng miệng, khiến bạn ăn uống khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe toàn thân.

Viêm tuỷ

Viêm tủy là bệnh lý mà phần mô tủy bên trong bị vi khuẩn xâm nhập do răng bị sâu, nứt vỡ, nhiễm trùng,… Với bệnh lý này thì tình trạng ê buốt có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí không có những tác nhân gây kích thích thì vẫn sẽ cảm thấy ê buốt, đau nhức lên đến tận óc.

Viêm tủy là nguyên nhân khiến răng bị ê buốt

Mòn răng

Mòn răng là hiện tượng khá phổ biến, có thể nhận biết qua các biểu hiện như bề mặt răng bị mòn, cổ răng bị khuyết. Khi bị mòn răng, bạn cũng sẽ dễ bị ê buốt răng khi ăn đồ chua, ngọt, nóng hoặc quá lạnh, đồng thời có thể dễ dẫn đến sâu răng do thức ăn đọng lại nơi bị khuyết.

Nguyên nhân khác

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Việc chọn bàn chải quá cứng, đánh răng quá mạnh tay, không theo chiều và đánh quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến lớp bảo vệ răng bị suy yếu, men răng bị mài mòn, gây ê buốt. Ngoài ra, nếu bạn lựa chọn kem đánh răng hay nước súc miệng có nồng độ mài mòn cao cũng sẽ dẫn đến tình trạng này.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều axit: Các thực phẩm chứa hàm lượng axit như: xoài, cóc, dưa chua, nước ngọt có gas, soda,… nếu bổ sung quá nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày mà không có cách vệ sinh răng miệng hợp lý thì sẽ dẫn đến các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và gây ra hiện tượng ê buốt.
  • Thói quen xấu: Nghiến răng khi ngủ, nhai đá lạnh, vật cứng,… là những thói quen gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, khiến cấu trúc răng bị tổn thương, từ đó răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích bởi các tác động từ bên ngoài.
  • Thực hiện thủ thuật nha khoa: Thông thường, răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn sau khi thực hiện cạo vôi răng, tẩy trắng, bọc sứ,… Tuy nhiên, tình trạng ê buốt răng vì những lý do này sẽ biến mất sau khoảng 2 – 3 ngày nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tốt nhất cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Nghiến răng lâu ngày gây mòn men răng, dẫn đến ê buốt răng

Ê buốt cảnh báo về sức khỏe răng miệng

Mặc dù ê buốt răng không phải là vấn đề nha khoa nghiêm trọng, nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe răng miệng mà bạn cần phải lưu tâm.

Teo rút nướu tự nhiên

Đây là tình trạng giữa răng và nướu xuất hiện những khoảng trống, để lộ ra phần chân răng. Tình trạng teo rút nướu tự nhiên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, nghiêm trọng có thể gây hỏng răng và các mô xung quanh, khiến răng mất dần một số chức năng.

Do đó, nếu bạn nhận thấy phần chân răng bị hở, kèm theo hiện tượng ê buốt thì cần đến ngay nha khoa để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Mắc bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng là tình trạng nướu bị kích ứng bởi các mảng bám lâu ngày không được làm sạch. Bạn có thể nhận biết bệnh lý này qua các dấu hiệu như: nướu bị đổi màu so với bình thường (màu đỏ thẫm hoặc tím thẫm), nướu bị sưng, dễ chảy máu khi chải răng, răng bị ê buốt, đau nhức.

Bệnh này nếu phát hiện và điều trị sớm sẽ không gây tổn hại đến răng. Ngược lại sẽ chuyển biến thành viêm nha chu, rất khó điều trị, thậm chí có thể dẫn đến mất răng.

Viêm nha chu

Viêm nha chu là tiến triển của bệnh viêm nướu, viêm nhiễm đã lan rộng và ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc nha chu, làm suy yếu sự liên kết giữa xương ổ răng và mô liên kết có chức năng giữ răng, từ đó đe dọa nguy cơ mất răng cao.

Viêm nha chu có thể gây nguy cơ mất răng cao

Sâu răng

Sâu răng là nguyên nhân gây ê buốt răng và ngược lại, ê buốt răng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh sâu răng. Bệnh sâu răng là kết quả của quá trình hủy khoáng, ở giai đoạn đầu thường hình thành các lỗ nhỏ trên răng. Chính vì thế mà khi thức ăn lọt vào hố sâu, hoặc khi ăn nóng, lạnh, ngọt sẽ cảm thấy đau buốt.

Nứt răng

Nứt răng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, có thể là do va đập mạnh khiến răng bị tổn thương, do nghiến răng quá nhiều vào ban đêm hoặc do các thói quen xấu như: dùng răng để nhai đá, mở nắp bia,… Dấu hiệu để nhận biết răng bị nứt khá đa dạng, tình trạng răng bị ê buốt kéo dài là một trong số đó.

Bật mí cách điều trị ê buốt răng tại nhà

Phải làm gì khi bị ê buốt răng là câu hỏi khá nhiều người đặt ra. Hiện nay, rất nhiều người áp dụng các biện pháp điều trị ê buốt răng tại nhà. Theo đó bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Súc miệng bằng nước muối: Muối từ trước đến nay luôn được xem là nguyên liệu chăm sóc sức khỏe răng miệng hiệu quả bởi thành phần kháng viêm, kháng khuẩn tuyệt vời. Bên cạnh việc đánh răng hàng ngày, bạn hãy kết hợp súc miệng bằng nước muối 2-3 lần/ngày và thực hiện đều đặn khoảng 2 tuần sẽ thấy tình trạng ê buốt thuyên giảm đáng kể.
  • Tỏi: Trong tỏi chứa nhiều hàm lượng Allicin và Florua có khả năng sát trùng hiệu quả, đồng thời còn ngăn chặn tác động từ bên ngoài như đồ lạnh, nóng, cay,… Bạn chỉ cần bóc vỏ tỏi, thái thành lát mỏng rồi chà lên vùng răng bị ê buốt 3 lần/ngày là được.
  • Lá trà xanh: Dùng lá trà xanh để điều trị ê buốt là cách được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Sở dĩ trà xanh được ưa chuộng như vậy là nhờ hàm lượng florua, catechin, axit tannic,… có công dụng giảm ê buốt răng và hỗ trợ tái tạo lớp men protein. Cách thực hiện khá đơn giản, chỉ cần nhai lá trà xanh tươi trong vòng 5 phút, sau đó súc miệng lại với nước ấm. Thực hiện 3 lần/ngày để đạt hiệu quả như mong đợi.
  • Lá ổi: Lá ổi được xem là thảo dược có hàm lượng astringents dồi dào, có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Để chấm dứt cơn ê buốt, bạn hãy sử dụng lá ổi non nhai trực tiếp khoảng vài phút hoặc đun lá ôi với nước rồi súc miệng mỗi ngày.

Súc miệng bằng nước muối là cách điều trị ê buốt răng đơn giản tại nhà

Điều trị ê buốt răng tại nha khoa

Nếu bạn đã thử áp dụng những phương pháp điều trị ê buốt răng tại nhà nhưng vẫn không khỏi, phân vân không biết ê buốt răng phải làm sao thì cần đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát, chụp phim X-quang và tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người.

  • Cạo vôi răng, sử dụng thuốc kháng sinh: Với những trường hợp bị ê buốt do các bệnh nướu răng gây ra thì bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng, sau đó sử dụng thuốc kháng sinh chống viêm để điều trị dứt điểm viêm nướu.
  • Trám răng: Với những trường hợp sâu răng, mòn men răng, nứt răng,… cần thực hiện trám răng để phục hồi men răng, loại bỏ ê buốt.
  • Điều trị tủy: Với những trường hợp răng sâu đến tủy thì cần phải điều trị tủy thì mới giảm được tình trạng ê buốt và bảo tồn răng thật. Sau khi điều trị tủy, bạn có thể trám răng hoặc bọc sứ để bảo vệ răng được tốt nhất.
  • Bọc răng sứ: Phương pháp này được áp dụng với những trường hợp răng bị mài mòn quá nhiều, bị nứt vỡ nặng, lỗ sâu to,… Lúc này bác sĩ sẽ mài đi lớp men răng bên ngoài, sau đó chụp mão răng sứ bên trên và bảo vệ toàn bộ răng thật bên trong.
  • Nhổ răng: Đây là cách điều trị ê buốt cuối cùng khi răng bị hư hỏng nặng không thể phục hồi được. Một lưu ý sau khi nhổ đó là cần phải trồng răng giả để đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng răng.

Cần lựa chọn nha khoa uy tín để điều trị ê buốt răng

Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ê buốt răng và biết phải làm gì khi bị ê buốt răng. Lời khuyên cho bạn đó là hãy chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng, xây dựng chế độ ăn uống khoa học để giảm nguy cơ gặp phải tình trạng này, đồng thời nên đến phòng khám nha khoa uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời khi phát hiện những triệu chứng bất thường của răng miệng.