TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bị đắng miệng cảnh báo bệnh gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 71
Đắng miệng do khô miệng hay dư vị của một món ăn nào đó là cảm giác hết sức bình thường. Nhưng nếu đắng miệng kéo dài mà không rõ nguyên nhân có thể là cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy đắng miệng là bệnh gì? Cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Đắng miệng là bệnh gì là thắc mắc của rất nhiều người. Phần lớn nguyên nhân gây đắng miệng không phải là triệu chứng của bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng này lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống cũng như lượng dinh dưỡng dung nạp vào cơ thể.

Đắng miệng là gì?

Đắng miệng là tình trạng vị giác bị thay đổi và mang vị đắng. Tình trạng này thường gặp sau khi ăn uống những thực phẩm đắng, chua, cay,... Tuy nhiên, nếu tình trạng đắng miệng không rõ nguyên nhân hoặc kéo dài thì rất có thể là dấu hiệu của một số vấn đề về sức khỏe.

Đắng miệng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.

Đắng miệng khiến nhiều người cảm thấy khó chịu

Các triệu chứng đắng miệng thường gặp

Đắng miệng là một triệu chứng khá phổ biến, thường đi kèm với một số dấu hiệu khác, cụ thể như:

  • Cảm giác đắng rõ rệt từ khoang miệng lan xuống cổ họng.
  • Cảm giác đắng vẫn không biến mất ngay cả khi bạn đã đánh răng.
  • Khiếm khuyết vị giác, khó phân biệt các mùi vị khác nhau.
  • Miệng bị khô, dính, có cảm giác mệt mỏi.
  • Vị đắng khiến ăn uống không ngon miệng, chán ăn.
  • Rối loạn tiêu hóa, có thể kèm theo các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu,...

Cảm giác đắng từ miệng lan xuống cổ họng

Nguyên nhân gây đắng miệng

Cảm giác đắng miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách, hay lười vệ sinh răng miệng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu,... Những bệnh lý này có thể gây ra vị đắng trong miệng.

Khô miệng

Khô miệng là nguyên nhân hàng đầu tạo ra cảm giác đắng miệng. Khô miệng thường xảy ra khi lượng nước bọt tiết ra quá ít, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, khiến miệng bị đắng.

Khô miệng có thể gây đắng miệng

Mang thai

Phụ nữ trong quá trình mang thai sẽ có sự thay đổi về nội tiết tố. Điều này sẽ dẫn đến cảm giác chán ăn, đắng miệng, nhất là trong 3 tháng đầu thai kì. Nếu không mắc bệnh lý gì nghiêm trọng, tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh em bé.

Thời kỳ tiền mãn kinh

Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nội tiết tố của phụ nữ cũng sẽ không còn được ổn định như trước. Hormone Estrogen sẽ bị suy giảm, gây ra hiện tượng khô miệng, miệng đắng, chán ăn, mất vị giác,...

Nội tiết tố thay đổi có thể gây khô miệng, miệng đắng, chán ăn

Stress kéo dài

Căng thẳng quá mức và kéo dài thì có thể gây kích thích phản ứng trong cơ thể và làm cho vị giác thay đổi, đồng thời còn có thể gây khô miệng - nguyên nhân hàng đầu gây đắng miệng.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh tim, thuốc lithium,... có thể gây tác dụng phụ là đắng miệng.

Nấm miệng

Những người có hệ miễn dịch yếu hoặc sử dụng kháng sinh kéo dài thường gặp phải bệnh nấm miệng. Nấm miệng không chỉ làm xuất hiện các đốm trắng ở vùng lưỡi, môi trong, cổ họng mà còn gây ra vị đắng khó chịu.

Nấm miệng có thể gây ra vị đắng khó chịu

Tổn thương dây thần kinh

Vị giác của chúng ta được điều khiển bởi các dây thần kinh. Do đó, khi các dây thần kinh này bị tổn thương, khả năng cảm nhận vị giác sẽ bị ảnh hưởng. Điều này dẫn đến nhiều thay đổi về vị giác, bao gồm cả cảm giác đắng miệng.

Đắng miệng là bệnh gì?

Đắng miệng là bệnh gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Miệng đắng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý như:

Rối loạn tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, khó tiêu, dạ dày hoạt động không bình thường có thể gây ra cảm giác miệng đắng, chát.

Bệnh lý răng miệng

Đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...

Đắng miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sâu răng

Suy giảm chức năng gan

Chức năng gan bị suy giảm, dẫn đến quá trình sản xuất mật không đủ. Điều này sẽ khiến miệng có cảm giác đắng.

Trào ngược dịch mật và dạ dày

Đắng miệng là triệu chứng thường gặp khi các chất trong dạ dày hoặc dịch mật trào ngược lên thực quản.

Trào ngược dạ dày có thể khiến miệng bị đắng

Ung thư

Khi mắc bệnh ung thư, người bệnh có thể mất vị giác, nước bọt bị thay đổi thành phần và gây cản trở tuần hoàn huyết dịch ở lưỡi, đặc biệt là mất cảm giác với đồ ngọt, tăng dần cảm giác đắng khi ăn.

Xem thêm: Bàn chải điện có tốt không? Nên dùng loại nào?

Điều trị đắng miệng như thế nào?

Việc điều trị đắng miệng sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Để có cách điều trị hiệu quả, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp giúp giảm tình trạng đắng miệng dưới đây:

Vệ sinh răng miệng tốt

Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch toàn diện. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng, bảo vệ sức khỏe răng miệng và giảm vị đắng rõ rệt.

Vệ sinh răng miệng tốt để phòng ngừa bệnh lý răng miệng

Uống đủ nước

Để tăng tiết nước bọt, hạn chế tình trạng khô miệng, bạn nên uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày giúp duy trì độ ẩm trong khoang miệng.

Nhai kẹo cao su

Nhai kẹo cao su không đường hoặc có vị cam, dâu cũng là cách giảm cảm giác đắng ở trong miệng mà bạn có thể thử.

Nhai kẹo cao su giúp giảm cảm giác đắng ở miệng

Tránh nguy cơ trào ngược dạ dày

Nếu bạn mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, hãy hạn chế ăn các thực phẩm cay, nóng, nhiều dầu mỡ,... Thay vào đó, bạn nên ưu tiên các loại thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, giảm tình trạng đắng miệng.

Chia nhỏ bữa ăn

Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bạn không ăn quá no, tránh tình trạng trào ngược dạ dày, đồng thời hạn chế cảm giác chán ăn, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bổ sung các thực phẩm giúp kích thích vị giác

Bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C và các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm kích thích vị giác, tăng tiết nước bọt, hạn chế khô miệng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế các loại đồ uống có gas, trà, cà phê để không tạo vị đắng ở miệng.

Bổ sung các thực phẩm giúp kích thích vị giác

Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá

Rượu, bia và thuốc lá có thể làm đắng miệng. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ hẳn chúng ra khỏi thói quen hàng ngày. Điều này cũng sẽ giúp bạn giữ gìn sức khỏe tổng quát.

Cạo vôi răng định kỳ

Cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần tại các nha khoa uy tín sẽ giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý răng miệng hiệu quả, giảm tình trạng đắng miệng.

Cạo vôi răng định kỳ tại nha khoa uy tín

Lưu ý: Trong trường hợp đắng miệng kéo dài kèm theo các triệu chứng khó chịu, bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị kịp thời.

Bị đắng miệng nên ăn gì?

Khi bị đắng miệng, việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng này đáng kể. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn nên ưu tiên.

  • Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ổi, kiwi,... sẽ giúp kích thích tuyến nước bọt, giảm tình trạng khô miệng và cảm giác đắng miệng.
  • Thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,... sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, giảm tình trạng táo bón.
  • Cháo cũng là món ăn mà bạn nên ăn khi bị đắng miệng. Cháo dễ tiêu hóa, đặc biệt tốt cho những người bị trào ngược dạ dày, giúp giảm cảm giác đắng miệng.
  • Ô mai có vị chua chua ngọt ngọt sẽ làm tăng tiết nước bọt. Nhờ đó mà ô mai giúp duy trì độ ẩm trong miệng, làm giảm dần cảm giác đắng.

Ô mai giúp tăng tiết nước bọt, duy trì độ ẩm trong miệng

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đắng miệng là bệnh gì, đồng thời biết được nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu tình trạng đắng miệng kéo dài và không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn.