Trong số những căn bệnh có liên quan tới răng miệng, bệnh nha chu đang ngày càng phổ biến ở mọi độ tuổi. Bệnh này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ bệnh nha chu nguy hiểm thế nào. Điều đó khiến cho việc điều trị, phòng ngừa bệnh này trở nên hời hợt. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh nha chu nhé!
Định nghĩa về bệnh nha chu
Bệnh nha chu là một hiện tượng nhiễm trùng làm cho vùng xương quanh răng và nướu bị viêm nhiễm. Trong giai đoạn đầu, khu vực nướu sẽ xuất hiện tình trạng sưng đỏ, dễ bị chảy máu mỗi khi đánh răng. Đối với tình trạng nha chu nặng, sẽ diễn biến thành viêm nha chu mãn tính, khiến cho mọi người có nguy cơ bị tụt nướu răng hoặc rụng răng.
Bệnh nha chu có thể gặp phải ở mọi đối tượng và độ tuổi, đa phần xuất hiện ở người trưởng thành. Theo một vài số liệu thống kê mới đây, bệnh nha chu và sâu răng vẫn luôn nằm trong top đầu các bệnh lý về răng miệng thường gặp và rất nguy hiểm.
Định nghĩa về bệnh nha chu
Tác hại phổ biến khi mắc bệnh nha chu
Bệnh nha chu là một bệnh lý về mô nha chu gồm viêm nướu và viêm nha chu phá hủy. Đây là tình trạng nhiễm trùng ở phần nướu, sau đó lan dần xuống cấu trúc mô nha chu nằm bên dưới. Khiến cho phần nướu mất bám dính vào răng, làm cho xương ổ răng bị tiêu hủy và túi nha chu thành lập làm răng trở nên suy yếu, giảm chức năng ăn nhai của răng.
Cho nên, ngoài việc phá hủy các mô nâng đỡ răng thì bệnh nha chu còn làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, răng lung lay và mất răng. Bên cạnh đó, bệnh này còn gây hôi miệng, làm người mắc bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp. Đồng thời còn tạo thành biến chứng như đau vùng thái dương, khó khăn cho việc ăn uống và tạo chứng đau dạ dày.
Bệnh nha chu xuất hiện do nguyên nhân gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nha chu. Trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:
- Do các mảng bám trên bề mặt răng khi ăn nhiều tinh bột và đường gây ra.
- Các mảng bám có thể bị cứng lại dưới đường viền nướu và để lâu sẽ trở thành cao răng. Cao răng còn khó loại bỏ hơn mảng bám và chúng cũng chứa đầy vi khuẩn.
- Cao răng không được loại bỏ lâu ngày sẽ gây viêm nướu, đây là dạng nha chu nhẹ nhất. Viêm nướu là tình trạng nướu bị kích thích và viêm một phần ở gần chân răng.
- Viêm nha chu làm cho túi nha chu phát triển giữa phần nướu và răng chứa đầy mảng bám, cao răng và vi khuẩn. Theo thời gian, các túi nha chu trở nên sâu hơn và chứa nhiều vi khuẩn hơn. Nếu không điều trị, nhiễm trùng sâu sẽ gây mất mô nướu và xương, bạn có thể mất một hoặc nhiều răng.
Triệu chứng phổ biến của bệnh nha chu
Nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng, cứng và vừa khít phần chân răng. Các triệu chứng của bệnh nha chu gồm có:
- Nướu bị sưng, có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, nướu dễ chảy máu khi đánh răng.
- Nướu không bao quanh chân răng, làm cho răng trở nên dài hơn.
- Mủ xuất hiện ở giữa răng và nướu.
- Hôi miệng, làm răng lung lay, đau khi ăn nhai.
2 cách điều trị bệnh nha chu phổ biến
Nếu bạn phát hiện dấu hiệu bệnh nha chu sớm, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt. Cùng tìm hiểu 2 phương pháp điều trị bệnh nha chu bên dưới:
Chữa viêm nha chu bằng thuốc
Điều trị viêm nướu hoặc viêm nha chu chỉ đạt hiệu quả cao khi bạn phát hiện sớm và có thể điều trị bằng thuốc:
- Hiện nay đang có một số loại thuốc điều trị viêm nha chu tại chỗ như gel giảm đau, chống viêm bôi vào vùng đau Kamistad-Gel, Viên ngậm ngăn nhiễm khuẩn, giảm đau trong trường hợp viêm nướu, viêm nha chu - Lemocin… Thêm vào đó, còn một số loại thuốc cho tác dụng trị bệnh nhiễm trùng, kháng viêm như kháng sinh, thuốc giảm đau.
- Ngoài các loại thuốc kháng sinh thì các bạn nên bổ sung thêm các loại Vitamin C, E để tăng sức đề kháng, chống lại bệnh nhiễm trùng và điều trị bệnh scorbut.
Chữa viêm nha chu bằng thuốc
Điều trị nha chu bằng cách cạo vôi răng
Nha Khoa Nhân Tâm là địa chỉ nha khoa chăm sóc và điều trị răng miệng chất lượng cao vì có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, nhiệt tình và trang thiết bị hiện đại. Khi biết bản thân mắc bệnh nha chu, mọi người có thể đi cạo vôi răng để làm sạch răng miệng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn để bệnh mau khỏi.
Điều trị nha chu bằng cách cạo vôi răng
Những cách phòng ngừa bệnh viêm nha chu đơn giản
Để phòng ngừa và kiểm soát bệnh nha chu, các bạn cần thực hiện hướng dẫn sau đây:
- Vệ sinh răng miệng: Mỗi ngày bạn cần đánh răng 2 lần kèm theo súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng. Thay thế tăm xỉa răng đang sử dụng bằng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước để làm sạch khoang miệng triệt để.
- Khám răng định kỳ: nên khám và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Các bạn hãy đến địa chỉ nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn và vệ sinh răng miệng hiệu quả.
- Lập chế độ dinh dưỡng hằng ngày: chế độ dinh dưỡng nên bổ sung nhiều vitamin, ăn uống khoa học, bổ sung khoáng chất cho răng. Bạn nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất ngọt khiến mảng bám trên răng hình thành nhiều hơn.
- Bỏ thói quen xấu: sử dụng chất kích thích như rượu bia và thuốc lá sẽ khiến bệnh nha chu gây hôi miệng, viêm nướu và đen chân răng….
Trên đây là tất cả những thông tin có liên quan tới bệnh nha chu đang phổ biến hiện nay. Đây là bệnh lý có khả năng gây mất răng nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tìm địa chỉ điều trị bệnh nha chu thì hãy đến trực tiếp nha khoa Nhân Tâm để thực hiện nhé!