TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bệnh áp xe chân răng là gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.889
Áp xe răng là biến chứng của nhiễm trùng răng miệng, sâu răng. Áp xe răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị làm cho vi khuẩn vào bên trong răng.

Bệnh áp xe chân răng là gì? Áp xe răng là tình trạng nhiễm trùng xung quanh răng gây đau nhức, sưng nề. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến mất răng.

Nguyên nhân chính gây áp xe răng: Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách, biến chứng của bịnh hư răng, chấn thương răng, nhiễm trùng gây ra một bọc mủ, sâu răng mà không điều trị.

Bệnh áp xe chân răng là gì?

Bệnh áp xe chân răng là gì? Áp xe răng là một thuật ngữ "tổng quát" thường được dùng để chỉ trường hợp có một răng nào đó bị đau kèm theo đó có sưng trong miệng và có dấu hiệu tụ mủ hay đã có chảy mủ thực sự.

Áp xe răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị, hoặc thủng, vỡ trong răng cho phép vi khuẩn vào bên trong răng. 

Điều trị áp xe răng liên quan đến việc thoát ổ áp-xe và khu vực nhiễm trùng. Các răng có thể tự cải thiện ống chân răng, nhưng trong một số trường hợp nó có thể cần phải được can thiệp.

Áp xe răng không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Có thể ngăn chặn một áp xe răng bằng cách chăm sóc răng thích hợp, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên kiểm tra răng miệng.

Bệnh áp xe chân răng là gì?

Nguyên nhân chính của áp xe răng?

Nguyên nhân chính gây áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 

Áp xe răng là do biến chứng của bệnh hư răng (phân hũy răng, tooth decay). Cũng có thể do chấn thương răng, ví dụ lúc một răng bị gãy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra (bể ra) làm vi trùng len lỏi vào tủy răng và nhiễm trùng tủy răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng và đi vào xương chống đỡ chân răng 

Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ (các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã chết, bạch huyết cầu) và làm sưng những mô trong cái răng. Hiện tượng này làm đau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô. 

Những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe. 

Tuỳ vào nguyên nhân nào bác sĩ nha khoa sẽ phân biệt làm hai trường hợp áp-xe: 

  • Áp-xe chân răng: Loại áp-xe này chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy tuỷ răng) thất bại
  • Áp-xe quanh răng: Loại áp-xe này bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe quanh răng là hậu quả của một trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã lâu.

Đọc thêm: Mòn men răng và những thông tin cần biết

Các triệu chứng thường gặp

Các triệu chứng thường gặp của bệnh áp xe chân răng bao gồm:

  • Đau răng, nhai đau, cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau.
  • Nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh.
  • Có vị đắng trong miệng.
  • Hơi thở có mùi có khịu, miệng hôi. 
  • Có thể có triệu chứng nóng, sốt.
  • Sưng hạch cổ.
  • Người không khỏe, mệt mỏi.
  • Sưng hàm trên hoặc hàm dưới

Diễn tiến của bệnh áp xe răng?

Diễn tiến rầm rộ thành một đợt viêm cấp

Sưng cả ở trong miệng và ngoài mặt. Mủ cương tụ nhưng chưa thoát được làm bệnh nhân rất đau nhức, răng có thể lung lay ít nhiều và bệnh nhân không thể nhai trên răng đó được.

Một tay bưng mặt và vẻ mặt không có "mùa xuân" (như hình ở trên) là hình ảnh điển hình của đợt viêm cấp tính!

Diễn tiến khá lặng lẽ, mãn tính

Bệnh nhân có thể không đau nhức gì nhiều, không sưng ngoài mặt. Nhưng điểm sùi trên nướu tại vị trí răng đau khi cương (có mủ tụ) khi xẹp (mủ thoát được ra ngoài).

Mỗi chu kỳ cương - xẹp như vậy lại có một lượng mủ thoát ra. Mủ đó chính là sự huỷ hoại liên tục của mô xương bao quanh răng bị tổn thương.

Trong thực tế bệnh có thể khi thì diễn tiến cấp tính, khi thì diễn tiến mãn tính, và có thể thay đổi qua lại giữa hai trạng thái. Bệnh có thể diễn tiến như vậy thường là vì bệnh nhân không đi khám bệnh ở nha khoa mà tự "xoay trở" theo cách nào đó với hy vọng khỏi bệnh.

Khi bệnh nhân tự ý dùng thuốc kháng sinh, bệnh đang diễn tiến cấp tính có thể lui (hết sưng, hết đau, răng có thể nhai được, ...), bệnh nhân tưởng đã khỏi bệnh. Nhưng không, bệnh không khỏi được, "nó" chỉ tạm "lui quân" thôi, và tiếp tục diễn tiến âm thầm bên dưới xương hàm.

Trong diễn tiến cấp tính, nếu độc lực vi khuẩn mạnh có thể bành trướng đi xa, lan vào vùng mô mềm lân cận tạo nên bệnh cảnh viêm mô tế bào. Từ lúc này, viêm nhiễm tại vùng răng miệng đã có thể lan đi khắp nơi trong cơ thể.

Nên cách tốt nhất khi nhận thấy các dấu hiệu đã nêu ở trên các bạn nên đến nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị hiệu quả nhất.