TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bẩy nhổ răng – khái niệm, phân loại, cấu tạo và chỉ định

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 6,261
Bẩy là một dụng cụ cơ bản sử dụng trong quá trình nhổ răng. Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp các bạn giải đáp những băn khoăn như bẩy nhổ răng là gì? Chỉ định khi nào? Nhổ răng bằng bẩy cần lưu ý điều gì?

Bẩy là một dụng cụ nha khoa thường được sử dụng để nhổ răng. Bẩy nhổ răng có 2 loại là bẩy thẳng và bẩy khuỷu với cấu tạo bao gồm 3 bộ phận: Cán bẩy, thân bẩy và lưỡi bẩy.

Nhổ răng bằng bẩy thường gây sang chấn xương ổ răng nhiều hơn khi nhổ bằng kìm nên chỉ khi nào thực sự cần thiết mới nên áp dụng. Các trường hợp được chỉ định dùng bẩy là khi chân răng nằm ngang và nằm sâu dưới bờ xương ổ răng.

Bẩy nhổ răng là gì? Tác dụng ra sao?

Bẩy là một dụng cụ nha khoa thường được sử dụng để nhổ răng với công dụng làm đứt các dây chằng quanh chân răng, nới rộng huyệt và xương ổ răng, khiến cho chân răng lung lay, từ đó dễ dàng lấy răng ra khỏi xương ổ răng.

Trường hợp không có cây tác lợi thì bẩy có thể là dụng cụ để đánh giá hiệu quả gây tê, tách lợi nhằm tạo khoảng, giúp mỏ kìm bám được sâu hơn và bảo vệ lợi không bị tổn thương.

Cấu tạo và phân loại bẩy nhổ răng

Dụng cụ này được phân chia thành 2 loại là bẩy thẳng và bẩy khuỷu. Dù là loại bẩy nào thì cũng có cấu tạo bao gồm 3 bộ phận: Cán bẩy, thân bẩy và lưỡi bẩy.

Bẩy thẳng

Bẩy thẳng

Bẩy thẳng là loại bẩy có cả 3 phần lưỡi bẩy, thân bẩy, cán bẩy cùng nằm trên 1 trục hoặc nằm song song với nhau trên cùng 1 mặt phẳng.

Lưỡi của bẩy thẳng được thiết kế hình bán nguyệt, có đầu sắc, lưng khum và lõm trong lòng. So với phần thân thì lưỡi bẩy hơi nghiêng hơn một chút để dễ dàng đưa vào xương ổ răng.

Ấn bẩy hướng đến chóp theo trục của răng ta sẽ cắt đứt được dây chằng và khiến xương ổ răng rộng ra. Khi vừa ấn bẩy vừa lắc nhẹ, cạnh bên của lưỡi bẩy sẽ tác động lực và đẩy răng ra khỏi xương ổ răng.

Bẩy khuỷu

Bẩy khuỷu

Khác với bẩy thẳng, bẩy khuỷu có phần lưỡi bẩy tạo với thân bẩy một góc tù hoặc vuông.

Tác động lực của loại bẩy này thường yêu hơn so với bẩy thẳng vì lực đã bị phân hóa trước khi tới răng và chủ yếu được sử dụng cho hàm dưới.

Cán bẩy được thiết kế theo nhiều hình thù khác nhau sao cho bác sĩ có thể nắm chắc chúng trong lòng bàn tay. Tuy nhiên, thông thường chúng sẽ được chế tác dưới dạng hình quả lê.

Bài viết hữu ích: Nhổ răng ở đâu tốt, an toàn với chi phí phù hợp?

Bẩy nhổ răng áp dụng trong trường hợp nào?

Nhổ răng bằng bẩy thường được chỉ định trong tình huống chân răng nằm ngang và nằm sâu dưới bờ xương ổ răng.

Bẩy còn là dụng cụ kết hợp hoặc phụ trợ cho kìm để nhổ những chiếc răng còn chắc hay chân răng dài mảnh, thân răng đã bị gãy vỡ nhiều, phức tạp.

Bẩy nhổ răng được sử dụng như thế nào?

Cách sử dụng bẩy nhổ răng bao gồm 2 kiểu đó là bẩy vuông góc và bẩy song song.

Khi bẩy vuông góc, dụng cụ bẩy sẽ được đặt theo hướng vuông góc so với trục răng, lưỡi bẩy chếch ngang, hướng vào khe giữa xương ổ răng và răng tại vị trí bẩy. Kỹ thuật bẩy này chỉ áp dụng đối với bẩy thẳng.

Còn trong kỹ thuật bẩy song song, hướng đặt bẩy sẽ song song với trục răng. Khi đã để cây bẩy đúng hướng, bác sĩ sẽ ấn bẩy xuống phần xương ổ răng dọc theo trục răng sau đó xoay bẩy tại vị trí bẩy. Kỹ thuật bẩy này có thể dùng cho cả bẩy khuỷu và bẩy thẳng.

Vị trí đặt bẩy khi nhổ răng là khe hở giữa xương ổ răng và chân răng ở phía xa ngoài hoặc gần ngoài của răng.

Nhổ răng bằng bẩy thường gây sang chấn xương ổ răng nhiều hơn khi nhổ bằng kìm nên chỉ khi nào thực sự cần thiết mới nên áp dụng. Để tránh các rủi ro và tổn thương không đáng có, bạn cần chọn lựa địa chỉ nha khoa uy tín, có bác sĩ răng hàm mặt giỏi, tay nghề cao khi có nhu cầu nhổ răng.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về bẩy nhổ răng hoặc cần tư vấn thêm về tình trạng răng miệng và dịch vụ nhổ răng, bạn có thể để lại thông tin liên hệ hoặc gọi điện trực tiếp cho Nha khoa Nhân Tâm, đội ngũ tư vấn viên tại đây luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ khi nào.