TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Bạn đã hiểu rõ về răng khôn mọc lệch chưa?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.093
Răng khôn mọc lệch có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến răng miệng cũng như sức khỏe. Nhiều người gặp tình trạng này đã trải qua cảm giác như “chết đi sống lại”, nhức nhối và không ăn được gì cả. Hơn thế nữa, các răng khác có thể bị ảnh hưởng bởi răng khôn mọc lệch. Nhiều người cho rằng, răng khôn mọc lệch thì chỉ có cách là nhổ. Tuy nhiên có phải trường hợp nào cũng như vậy không? Khi nào thì cần nhổ răng khôn mọc lệch và khi nào thì không cần thiết? Nguyên nhân và các biến chứng của răng khôn mọc lệch như thế nào? Cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Răng khôn (hay còn được gọi là răng số 8) là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Vì mọc sau cùng và không có đủ diện tích để mọc nên tình trạng răng khôn mọc lệch vẫn thường xảy ra, kéo theo gây không ít phiền toái.

Nếu bạn đang gặp rắc rối vì răng mọc bất thường, hãy tới gặp bác sỹ để được thăm khám và tư vấn cách xử lý phù hợp.

Răng khôn là gì?

Răng khôn (hay còn được gọi là răng số 8) là những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm, người ở độ tuổi từ 17 đến 25 thường sẽ mọc răng khôn.

Khi trong miệng ta đủ không gian và điều kiện, răng khôn sẽ mọc thẳng và mọc đầy đủ, không ảnh hưởng đến răng miệng cũng như không gây phiền toái cho con người.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn mà răng khôn mọc đúng. Ở một số cá nhân, răng mọc sai trục dẫn đến đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày và thậm chí là gây ảnh hưởng đến các răng lân cận.

Răng khôn mọc lệch bao gồm các tư thế: mọc lệch ngoài, mọc ngang, mọc ngầm,... Khi đó, răng không theo hướng thẳng đứng mà nó sẽ xiêu vẹo, lệch ra ngoài má.

Mọc răng khôn đã là một trải nghiệm không đáng có, đằng này còn răng số 8 mọc lệch thì chắc chắn cảm giác đau nhức và khó chịu bạn sẽ phải trả qua. Hơn nữa, nó có thể làm lệch cung hàm và phát triển một số bệnh lý về răng miệng.

Xem thêm: Răng khôn mọc có cần nhổ không?

Nguyên nhân răng khôn mọc lệch

Nguyên nhân răng khôn mọc lệch

Do miệng bạn không đủ không gian nên khi bắt đầu nhú lên, răng khôn phải tìm chỗ để chen chúc. Nó có thể va vào chiếc răng số 7 cạnh bên và gây va đập với những chiếc răng khác khiến bạn cảm thấy khó chịu và nhức nhối

Các biến chứng khó lường khi răng khôn mọc lệch

Nếu răng số 8 mọc lệch mà không được phát hiện sớm và điều trị thì sẽ gây ra những hiệu quả khôn lường:

  • Viêm lợi trùm răng khôn: Răng số 8 mọc lệch gây ra tình trạng lợi trùm, tức là lợi bị trùm lên và khiến thức ăn bám vào giữa kẻ lợi và răng. Những mảng bám này khó để làm sạch dẫn đến nhiễm trùng lợi
  • Bệnh viêm nha chu: Răng mọc với hình dạng bất thường khiến thức ăn nhồi nhét vào trong, gây sâu răng và viêm nha chu cho các răng bên cạnh
  • Răng mọc không đều: Răng khôn mọc lên không đủ không gian sẽ mọc lấn sang răng số 7. Nhiều trường hợp, răng số 8 mọc lên còn đâm thủng thân răng số 7. Nếu không nhổ răng số 8 sẽ mất luôn răng số 7.
  • Sâu răng: Răng số 8 mọc lệch sẽ gây ra khe hở với răng số 7. Khe hở này khiến thức ăn dễ dàng bám vào. Rất khó để chải sạch và từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn này sẽ gây sâu răng.
  • Viêm mô tế bào: Đây là tác hại thường gặp của răng khôn mọc lệch. Biểu hiện thường là phồng má, sờ vào thấy đau. Không những thế, khách hàng còn cảm thấy khó khăn trong việc nhai nuốt, há miệng và cứng hàm. Nếu không chữa trị kịp thời thì sẽ bị mưng mủ.
  • U nguyên bào men: Trường hợp này hiếm gặp hơn các biến chứng ở trên. Tuy nhiên nếu gặp phải thì bắt buộc phải cắt đoạn xương hàm.
  • Rối loạn phản xạ và cảm giác: Bạn vẫn thường nghe nói “răng-hàm-mặt”, và thực sự chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Răng số 8 mọc lệch sẽ chèn ép lên các dây thần kinh làm bạn bị mất cảm giác ở da và niêm mạc.

Nhổ răng khôn mọc lệch – có nên không?

Nhiều người vẫn nghĩ, răng số 8 mọc lệch thì chỉ có cách nhổ đi. Nhưng không phải trường hợp nào cũng dùng cách này.

Nhổ răng khôn mọc lệch – có nên không?

Trường hợp nên nhổ răng khôn

Bạn nên nhổ răng khôn nếu gặp phải các tình huống sau:

  • Răng cận kề bị đau và khó khăn trong việc ăn nhai khi răng khôn mọc lệch hàm
  • U nang xung quanh răng khôn khiến hàm bị tổn thương
  • Xô lệch cả hàm.
  • Nhiễm trùng tại mô mềm sau chân răng.
  • Giữa răng khôn và răng liền kề có khoảng trống, tạo thành khe giắt thức ăn
  • Răng có đủ chỗ mọc, mọc thẳng, không có rào cản nhưng dị dạng về hình dáng, nhỏ, bất thường.
  • Răng khôn đang bị sâu hoặc các bệnh nha chu khác.

Trường hợp không cần nhổ răng khôn

Vẫn có một vài trường hợp không bắt buộc bạn phải nhổ răng khôn như:

  • Răng số 7 không bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của răng khôn
  • Không có bất thường về hình dáng răng khôn.
  • Răng mọc thẳng, không bị cản trở và ăn khớp với răng ở phía đối diện.
  • Người đang có các bệnh lý về tim mạch, tiểu đường, thần kinh, huyết áp, rối loạn đông máu, …
  • Người đang có thai hoặc đang cho con bú.

Vì vậy, không phải lúc nào cũng bắt buộc bạn nhổ răng khôn. Bạn vẫn có thể giữ gìn răng khôn. Nhưng tốt nhất là hãy nên trao đổi với nha sĩ để có lời khuyên và phác đồ điều trị tốt nhất.

Mong rằng bài viết của Nha khoa Nhân Tâm sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về răng khôn mọc lệch để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn. Hãy đến gặp bác sĩ tại phòng khám nha khoa uy tín, chất lượng khi nhận thấy dấu hiệu bất thường về răng miệng nhé.