TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Vỡ răng hàm làm sao để khắc phục hiệu quả?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 6,818
Vỡ răng hàm là một trong những tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này gây ảnh hưởng khá nhiều đến chức năng ăn nhai cũng như đời sống sinh hoạt thường ngày. Bài viết sau sẽ gợi ý đến bạn những cách khắc phục tình trạng vỡ răng hàm hiệu quả hiện nay.

Răng hàm là tên gọi để chỉ các răng số 6, 7, 8 trên cung hàm. Những chiếc răng này đảm nhiệm chức năng ăn nhai chính. Vì thế mà khi chúng bị mẻ, vỡ sẽ gây tác động không nhỏ đến quá trình ăn uống, đồng thời còn khiến răng dễ bị ê buốt khi gặp phải các kích thích nóng, lạnh.

Ngoài ra, tình trạng vỡ răng hàm còn ít nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc răng, nếu răng bị vỡ sâu vào ngà sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, khi bị vỡ răng hàm, bạn cần nhanh chóng đến ngay nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc răng hàm bị vỡ tại nhà

Khi bị vỡ răng hàm, nếu bạn chưa có thời gian đến gặp bác sĩ thì hãy chú ý đến những điều sau để răng không bị tổn thương thêm.

Giữ lại mảnh vỡ của răng

Hãy giữ lại mảnh vỡ của răng nếu tìm được, cho vào hộp để bảo quản. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể gắn lại mảnh vỡ vào răng.

Súc miệng bằng nước muối

Bạn nên súc miệng bằng nước muối trong khoảng 30 – 60 giây ngay sau khi phát triển bị vỡ răng hàm. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển, chống viêm nhiễm.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu răng bị mẻ vỡ lớn gây đau nhức thì bạn có thể tạm thời sử dụng thuốc giảm đau không kê toa để làm dịu cơn đau nhức tại nhà.

Dùng sáp nha khoa

Răng bị vỡ thường khá sắc nhọn, có thể gây tổn thương đến nướu, lưỡi và các mô mềm khác. Để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra, bạn có thể sử dụng sáp nha khoa để che phủ các gờ sắc nhọn của răng. Các loại sáp nha khoa có thể tìm thấy ở các hiệu thuốc hoặc các cửa hàng bán dụng cụ chăm sóc răng miệng.

Súc miệng bằng nước muối sẽ giúp chống viêm nhiễm rất tốt

Nhai bằng bên hàm không bị vỡ răng

Bạn hãy ăn nhai bằng bên hàm không có chiếc răng bị vỡ. Bởi nếu ăn nhai bằng các răng bị vỡ sẽ làm cho chúng bị tổn thương nặng hơn và khó có thể hồi phục như ban đầu.

Ăn những thức ăn mềm

Bạn nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ nuốt như: cháo, súp, sữa,… cho đến khi quá trình phục hình răng hoàn tất. Vì việc ăn nhai những thực phẩm cứng sẽ làm tăng áp lực lên răng, khiến răng bị vỡ nặng thêm.

Không ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh

Răng hàm bị vỡ thường rất nhạy cảm. Nếu bạn ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây nên tình trạng ê buốt, đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như quá trình sinh hoạt và làm việc hàng ngày.

Vỡ răng hàm phải làm sao?

Vỡ răng hàm nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây nên những tác động không nhỏ đến chức năng ăn nhai của răng, khiến răng dễ bị ê buốt khi ăn đồ nóng, lạnh. Bên cạnh đó, trường hợp răng hàm bị vỡ ảnh hưởng đến cấu trúc răng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào răng, dẫn đến các bệnh lý răng miệng nguy hiểm.

Để khắc phục tình trạng vỡ răng hàm, bạn cần đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, các phương pháp phục hình răng hàm bị vỡ thường được chỉ định bao gồm:

Trám răng thẩm mỹ

Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng (thường là composite) để trám khít phần răng bị khuyết, tạo hình lại dáng răng và giúp bảo vệ răng thật khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Phương pháp này thường được áp dụng với những trường hợp vỡ răng hàm nhẹ, phần răng bị mất không quá lớn.

Trám răng là giải pháp đơn giản khắc phục tình trạng vỡ răng hàm

Bọc răng sứ

Với những trường hợp răng hàm bị vỡ nhiều, hoặc đã tổn thương đến tủy cần phải điều trị tủy thì phương pháp trám răng không mang lại hiệu quả như mong đợi. Thay vào đó, bọc răng sứ chính là giải pháp tối ưu.

Đây là phương pháp mà bác sĩ sẽ mài chỉnh răng để tạo mặt tiếp xúc hoàn hảo giữa răng thật và răng sứ. Sau đó lấy dấu răng và chế tác răng sứ. Cuối cùng gắn răng sứ lên sao cho khít sát với răng thật và không gây tình trạng cộm cấn, đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của răng.

Bọc răng sứ giúp khôi phục hoàn hảo cả thẩm mỹ lẫn chức năng của răng

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn biết cách xử lý khi bị vỡ răng hàm và có cái nhìn tổng quan về các phương pháp phục hình răng hàm bị vỡ. Hãy nhanh chóng thu xếp thời gian đến những nha khoa tốt như Nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ thăm khám và tư vấn miễn phí.