TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Vì sao ăn trầu lại chắc răng? Lý giải của khoa học hiện đại

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 10,348
Ăn trầu là thói quen của người Việt từ xa xưa. Mặc dù không còn phổ biến như trước nhưng hiện nay vẫn có nhiều người ăn trầu để giúp răng khỏe mạnh hơn, phòng tránh đau nhức và lung lay răng. Tuy nhiên lý do vì sao ăn trầu lại chắc răng thì không phải ai cũng nắm được. Hãy cùng theo dõi xem khoa học hiện đại giải thích điều này như thế nào qua bài viết sau đây nhé.

Vì sao ăn trầu lại chắc răng? Trong thành phần của lá trầu có chứa dẫn xuất phenol, chất này có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa rất tốt. Nhờ vậy, việc nhai trầu sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, từ đó giảm sự tích tụ mảng bám, vôi răng và duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên thói quen nhai trầu có thể khiến lưỡi bị tê rát, vị giác bị giảm tạm thời, men răng ố vàng, đen đi theo thời gian,… Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nhai trầu nhằm duy trì sức khỏe răng miệng trước khi áp dụng.

Lý do vì sao ăn trầu lại chắc răng

Từ xa xưa, ăn trầu đã là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt. Theo tục lệ thời phong kiến, hàm răng đen được coi là chuẩn mực của cái đẹp chứ không phải hàm răng trắng sáng như ngày nay. Đến sau này, tục lệ ăn trầu vẫn được lưu truyền nhờ những ích lợi tuyệt vời với sức khỏe răng miệng.

Người thường xuyên nhai trầu trong thời gian dài có răng rất chắc khỏe, nướu răng săn chắc, hồng hào, hiếm khi gặp phải hiện tượng chảy máu và ê buốt răng. Vậy có biết vì sao ăn trầu lại chắc răng không?

Vì sao ăn trầu lại chắc răng?

Theo Đông y, lá trầu có tính ấm, vị cay, tác dụng sát trùng, tiêu viêm, tiêu đờm và trừ phong thấp từ lâu, lá trầu đã được dùng để điều trị viêm quanh chân răng, viêm chân răng có mủ và đau nhức răng.

Ngày nay, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được công dụng của lá trầu không. Trong thành phần của lá trầu có chứa dẫn xuất phenol, chất này có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxy hóa rất tốt. Nhờ vậy, việc nhai trầu sẽ giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng, từ đó giảm sự tích tụ mảng bám, vôi răng và duy trì sức khỏe răng miệng.

Ngoài ra, trong loài cây này còn có Eugenol – hoạt chất có công dụng gây tê, giảm đau. Vậy nên, nhai trầu còn giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng gây ra bởi bệnh lý răng miệng. Người có thói quen nhai trầu thường sở hữu hàm răng khỏe mạnh, nướu răng hồng hào, săn chắc nhờ kiểm soát được vi khuẩn gây bệnh, không phát triển quá mức gây sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,…

Nhai trầu giúp hàm răng khỏe mạnh, nướu răng hồng hào, săn chắc

Bình thường, trầu sẽ được nhai kèm với vôi và cau. Trong đó, công dụng kháng khuẩn của hạt cau đã được chứng minh và thành phần OH-, Ca 2+ trong vôi cũng giúp men răng chắc khỏe hơn rất nhiều. Nhờ vậy, men răng sẽ được liên tục tái khoáng và phòng tránh hiệu quả hiện tượng sâu răng.

Sử dụng kết hợp lá trầu không, vôi và cau sẽ giúp duy trì sức khỏe răng miệng, nâng cao độ cứng chắc cho men răng, giúp nướu săn chắc, ôm sát chân răng và luôn hồng hào. Do đó, hầu hết những người nhai trầu đều rất ít khi mắc phải các bệnh lý liên quan đến răng miệng.

Một số điều cần lưu ý khi ăn trầu để răng chắc khỏe

Lý do vì sao ăn trầu lại chắc răng đã được nêu cụ thể ở phần trên. Không thể phủ nhận những lợi ích tuyệt vời mà việc nhai trầu mang lại, tuy nhiên thói quen này cũng tiềm ẩn những rủi ro sau đây:

  • Phản ứng hóa học xảy ra giữa vôi, cau và lá trầu sẽ gây ố vàng và làm đen răng sau một thời gian. Lý do này đã khiến tục lệ ăn trầu hiện chỉ còn tại một số khu vực và phần lớn người có thói quen nhai trầu đều là người già.

Ăn trầu trong thời gian dài sẽ khiến răng ố vàng và đen dần đi

  • Một số người còn kết hợp trầu cau và thuốc lào để làm tăng vị ngọt. Nhưng nếu dùng thuốc lào trong thời gian dài, nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như ung thư, tim mạch,… sẽ tăng cao. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc nhai trầu nhằm duy trì sức khỏe răng miệng trước khi áp dụng.
  • Nhiều người đã nhầm lẫn rằng nhai trầu là một biện pháp làm sạch răng miệng thay thế cho việc chải răng, súc miệng hàng ngày. Tuy nhiên, nhai trầu chỉ giúp làm sạch một phần mảng bám và bạn vẫn cần đánh răng 2 – 3 lần mỗi ngày để ngăn chặn các bệnh lý nha khoa.
  • Nhai trầu có thể phòng tránh sự phát triển của nấm và vi khuẩn trong khoang miệng. Nhờ vậy, sự tích tụ mảng bám, vôi răng sẽ được hạn chế đến mức tối đa. Nhưng nếu nhai trầu quá nhiều sẽ khiến lưỡi bị tê rát và vị giác bị giảm tạm thời.

Nhai trầu quá nhiều sẽ khiến lưỡi bị tê rát

  • Lá trầu không, cau, vôi, thuốc lào đều có chứa các chất gây kích ứng. Vì vậy, không phải ai cũng thích hợp nhai trầu. Nếu có biểu hiện dị ứng, bạn cần ngưng sử dụng ngay và tới cơ sở y tế để được hướng dẫn xử trí đúng cách.

Mong rằng qua những chia sẻ phía trên, bạn đã hiểu vì sao ăn trầu lại chắc răng cũng như nắm được những điều cần chú ý khi ăn trầu. Nếu e ngại việc răng ngả màu do nhai trầu, bạn có thể chăm sóc răng miệng bằng cách vệ sinh răng hàng ngày thăm khám định kỳ tại nha khoa gần nhất.