TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân và cách điều trị vết đen giữa kẽ răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.501
Khi nhận thấy có vết đen giữa kẽ răng, bạn nên tới trung tâm nha khoa để thăm khám và điều trị sớm. Bởi tình trạng này không những làm giảm tính thẩm mỹ của hàm răng mà còn là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý phức tạp liên quan đến răng miệng.

Vết đen giữa kẽ răng có thể hình thành do vôi răng, mảng bám tích tụ lâu ngày, bệnh lý sâu răng hoặc các yếu tố khác như di truyền, nhiễm màu kháng sinh, nước sinh hoạt nhiễm Fluor, ăn uống thiếu chất,… Khi nhận thấy răng bị đen ở kẽ, bạn nên nhanh chóng tới nha khoa để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng răng của bản thân.

Nguyên nhân xuất hiện vết đen giữa kẽ răng

Vết đen giữa kẽ răng có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất:

Vôi răng tích tụ lâu ngày

Vôi răng là lớp vật chất cứng màu vàng nhạt, đen hoặc nâu bám chặt trên bề mặt răng. Vôi răng thường nhám, độ bám dính cao, là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ, phát triển và sinh sôi trong khoang miệng.

Thời gian mới hình thành, chúng là những mảng bám mềm, có thể loại bỏ bằng chỉ nha khoa và chải răng hàng ngày. Tuy nhiên, những mảng bám ấy sẽ vôi hóa theo thời gian và trở nên cứng chắc. Lúc này, các biện pháp vệ sinh răng thông thường không thể làm sạch chúng mà bạn cần tới nha khoa để cạo vôi răng bằng thiết bị chuyên dụng.

ôi răng tích tụ gây ra vết đen giữa kẽ răng

Bệnh lý sâu răng

Hiện tượng mô răng bị thương tổn bởi sự hủy khoáng diễn ra do sự tấn công của vi khuẩn trong mảng bám, vôi răng được gọi là sâu răng. Sâu răng tiến triển sẽ hình thành các lỗ đen trên bề mặt răng, làm răng bị đen ở kẽ.

Giai đoạn đầu, lỗ sâu xuất hiện tại một vài điểm trên răng, kẽ răng hoặc mặt nhai có kích thước rất nhỏ. Sau một thời gian nếu không chữa trị, chúng sẽ ngày càng lan rộng, ăn sâu tới ngà răng và tủy răng gây ra viêm nhiễm.

Các nguyên nhân khác

Răng bị đen ở kẽ do nhiễm kháng sinh

Vết đen giữa kẽ răng còn có thể hình thành do yếu tố di truyền, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh Tetracycline, nước sinh hoạt nhiễm Fluor, ăn uống thiếu chất,…

Biện pháp loại bỏ vết đen giữa kẽ răng

Răng bị đen ở kẽ cần xử lý thế nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể của từng khách hàng.

Vết đen giữa kẽ răng do bệnh lý sâu răng

Nếu sâu răng chưa quá nặng và vẫn có thể chữa trị bảo tồn, bác sĩ sẽ nạo sạch mô răng bị hư hại rồi phục hình răng bằng cách bọc sứ hoặc hàn trám.

1. Trám răng

Phương pháp trám răng điều trị sâu răng mức độ nhẹ

Trám răng phù hợp với răng sâu nhẹ, chưa lây lan vào tủy. Mô răng bị thương tổn sẽ được thay thế bằng vật liệu trám răng chuyên dụng để khôi phục lại hình thể, bảo vệ răng khỏi vi khuẩn gây hại và các yếu tố bất lợi khác.

Vật liệu trám được sử dụng phổ biến nhất là Composite với màu sắc gần như giống hoàn toàn với răng thật. Tuy nhiên, cường độ chịu lực của chúng lại không quá cao, nên sau khi trám bạn cần hạn chế ăn các món dai, cứng, chỉ nên ăn nhai với lực vừa phải.

2. Bọc răng sứ

Cần bọc răng sứ khi răng bị sâu nặng

Với những người bị sâu răng nặng, cấu trúc răng bị phá hủy nhiều và gây ảnh hưởng đến tủy răng, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định bạn bọc răng sứ sau khi điều trị tủy.

Răng thật sẽ được mài chỉnh với tỉ lệ thích hợp và gắn cố định mão sứ ra ngoài. Các sản phẩm răng sứ hiện nay có độ bền chắc rất cao, bạn có thể ăn nhai thoải mái như răng thật. Đồng thời, tuổi thọ của răng bọc sứ cũng có thể duy trì tới 25 năm hoặc trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

Răng bị đen ở kẽ do vôi răng tích tụ

Nếu cao răng, mảng bám tích tụ quá nhiều gây đen kẽ răng, bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ chúng để lấy lại hàm răng trắng sáng.

Việc cạo vôi răng sẽ được tiến hành trên từng phần. Đầu tiên là bề mặt răng, kẽ răng và vị trí tiếp xúc giữa nướu và răng.

Tại Nha khoa Nhân Tâm, cạo vôi răng được thực hiện bởi máy siêu âm tân tiến, hiện đại. Nhờ tác động của sóng siêu âm, các mảng bám sẽ bong ra nhanh chóng và không gây bất kỳ cảm giác đau nhức, ê buốt nào.

Kỹ thuật cạo vôi răng

Răng bị đen ở kẽ do nguyên nhân khác

Khi răng nhiễm màu thực phẩm, kháng sinh,… mức độ nhẹ, bạn có thể chọn phương pháp tẩy trắng. Nếu răng xỉn màu quá nặng, kỹ thuật tẩy trắng không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ tư vấn bạn bọc răng sứ.

Như vậy, các nguyên nhân và biện pháp khắc phục răng bị đen ở kẽ đã được Nha khoa Nhân Tâm nêu rõ trong bài biết trên đây. Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối, mất tự tin do hàm răng xỉn màu, hãy đến với Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn và điều trị triệt để bằng các công nghệ nha khoa hiện đại nhất.