TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Ưu và nhược điểm của hàm duy trì cố định là gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4.871
Niềng răng là một biện pháp chỉnh nha cực hiệu quả khi răng mọc sai lệch. Và sau khi kết thúc quá trình niềng răng, mọi người vẫn phải tiếp tục đeo hàm duy trì cố định. Vậy hàm duy trì cố định là gì và phải đeo trong bao lâu?

Trong cuộc sống hiện đại với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật chỉnh nha, trường hợp răng mọc sai lệch hoặc phức tạp đều có thể xử lý bằng phương pháp niềng răng. Nhưng sau khi kết thúc quá trình niềng răng, hàm duy trì cố định sẽ được chỉ định cho khách hàng. Vậy hàm duy trì cố định là gì, gồm mấy loại sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây!

Sơ lược về hàm duy trì cố định

Hàm duy trì cố định là khí cụ được dùng cho người đã niềng răng xong. Sau khi bạn đã chỉnh nha xong (tháo mắc cài và dây cung) thì bác sĩ sẽ chỉ định dùng hàm duy trì. Hàm duy trì có tác dụng giúp răng ổn định nhanh hơn, đảm bảo kết quả niềng răng luôn đạt hiệu quả cao nhất.

Lý do các bạn phải đeo hàm duy trì sau khi niềng là vì răng và xương hàm mới trải qua sự tác động lớn vẫn chưa ổn định. Răng rất dễ bị xô lệch về vị trí ban đầu dưới tác động của lực nhai. Ngoài ra, mô nướu và mô nha chu vẫn cần thêm một chút thời gian để tổ chức lại cấu trúc sau khi niềng. Vì thế các bạn mới cần 1 khí cụ giữ nguyên vị trí của răng tại thời điểm tháo mắc cài để duy trì kết quả đó.

Hàm duy trì có 2 dạng là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Giống như các loại mắc cài khi niềng răng, hàm duy trì cũng có rất nhiều loại khác nhau để các bạn lựa chọn, có thể là hàm duy trì dạng khay nhựa, dạng móc kim loại hoặc loại khung cố định.

Nhiều người sau khi tháo niềng răng thường chủ quan, không đeo hàm duy trì như bác sĩ đã hướng dẫn, dẫn đến tình trạng răng bị xô lệch, trở về vị trí ban đầu. Đeo hàm duy trì chính là thử thách cuối cùng để bạn sở hữu một hàm răng đẹp.

Hàm duy trì cố định

Có bao nhiêu loại hàm duy trì sau khi niềng răng?

Hàm duy trì cố định kim loại

Hàm duy trì cố định làm bằng dây thép có nhiều kích cỡ và hình dạng (thẳng, xoắn). Chúng sẽ được gắn cố định ở mặt trong các răng trước (răng 1, 2, 3) bằng vật liệu Composite. Mọi người không thể tự ý tháo hàm duy trì, chỉ có bác sĩ nha khoa mới có thể tháo.

Ưu điểm

Có khả năng giữ răng ở đúng vị trí hiệu quả do sự chắc chắn của dây kim loại. Hàm duy trì kim loại này rất hữu ích cho các trường hợp niềng răng phải nhổ bớt răng.

Hàm duy trì cố định kim loại

Nhược điểm

Bởi vì được gắn bằng vật liệu Composite nên đôi khi hàm duy trì cố định sẽ bị bung ra. Lúc này bạn phải tới gặp bác sĩ để gắn lại nhanh nhất. Loại hàm duy trì cố định này cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách và nhẹ nhàng vì có dây cài nằm cố định trên bề mặt răng.

Hàm duy trì tháo lắp (khay nhựa trong suốt)

Nếu bạn đã từng dùng tẩy trắng răng tại nhà thì sẽ thấy máng này có cấu tạo khá giống máng tẩy trắng. Máng duy trì dạng tháo lắp thường được làm từ nhựa trong suốt, chế tác theo dấu hàm của từng người.

Ưu điểm

Hàm duy trì tháo lắp bằng khay trong suốt đảm bảo sẽ đúng số đo trên cung hàm, vừa khít với mặt trong và ngoài của răng. Các bạn có thể đeo máng suốt 24 giờ mà không làm ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, vệ sinh răng miệng rất dễ dàng.

Nhược điểm

Mọi người có thể tự tháo lắp khi sử dụng, đây vừa là ưu điểm nhưng cũng là nhược điểm. Nếu bạn quên đeo vào thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả.

Hàm duy trì tháo lắp (khay nhựa trong suốt)

Thời gian sử dụng hàm duy trì cố định sau khi niềng

Thời gian đeo hàm duy trì cố định còn dựa vào sự lệch lạc của răng và khớp cắn trước chỉnh nha.

Thời gian đeo cụ thể như sau: tháng đầu tiên sau khi tháo mắc cài thì phải đeo liên tục cả ngày lẫn đêm. Sau đó chỉ cần đeo buổi tối, vài năm sau có thể đeo thưa dần (1 tuần đeo 2 – 3 buổi cho đến khi về già)

Sử dụng hàm duy trì cố định đúng cách

Để nâng cao hiệu quả cố định răng khi sử dụng hàm duy trì cố định, bạn nên thực hiện những lưu ý như sau:

  • Vệ sinh răng miệng: Bạn nên sử dụng thêm dụng cụ hỗ trợ để nâng cao hiệu quả làm sạch răng như bàn chải điện, tăm nước hay bàn chải kẽ răng,…
  • Không được đánh răng với lực quá mạnh vì dễ làm bong hàm duy trì.
  • Lập chế độ ăn phù hợp, hạn chế thực phẩm nhiều đường và axit dễ làm ảnh hưởng xấu đến răng miệng.
  • Không dùng thực phẩm quá cứng hoặc dai khi đeo hàm duy trì cố định.
  • Tái khám định kỳ theo thời gian mà bác sĩ nha khoa chỉ định.

Tùy theo tình trạng răng mà sau khi niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định loại hàm duy trì phù hợp với mọi người. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc về hàm duy trì cố định thì hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm để được bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn miễn phí nhé!