TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nguyên nhân và cách khắc phục tụt nướu răng

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,616
Tụt nướu răng do nguyên nhân nào gây nên? Có những biện pháp nào để khắc phục tình trạng này? Nếu bạn đang gặp rắc rối vì tụt nướu chân răng thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm ra phương án chữa trị phù hợp nhất.

Tụt nướu răng là tình trạng sự liên kết giữa nướu và chân răng bị mất dần đi làm lộ chân răng ra ngoài. Lúc này, bạn cần cạo vôi răng, nạo túi nha chu hoặc ghép nướu, ghép xương,… tùy vào từng tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.

Các nguyên nhân gây tụt nướu răng thường gặp

Tụt nướu răng là tình trạng sự liên kết giữa nướu và chân răng bị mất dần đi. Ở những người bị tụt nướu, chân răng sẽ lộ ra nhiều, nướu bị mòn đi và rất dễ chảy máu khi có các tác động mặc dù lực tác động không quá lớn.

Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến răng bị tụt nướu, một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Trên thực tế, sức khỏe răng miệng của mỗi người bị chi phối rất nhiều bởi tiền sử gia đình. Theo kết quả từ các nghiên cứu, có đến 70% trường hợp bị tụt nướu chân răng và mắc các bệnh lý khác liên quan đến răng miệng đều là do di truyền từ cha mẹ, ông bà đã từng mắc bệnh trước đó.
  • Chải răng với lực quá mạnh: Hành động chải răng theo chiều ngang, sử dụng bàn chải có lông chải quá cứng hoặc chải răng với lực quá mạnh đều có thể gây hại cho nướu, làm mòn men răng và khiến nướu tụt dần đi.
  • Hút thuốc lá thường xuyên: Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên sự tích tụ vi khuẩn có hại trong khoang miệng, làm cho răng bị tụt nướu. Người hút thuốc lá thường xuyên là những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng rất cao.
  • Xô lệch hàm: Xô lệch hàm có thể gây ra áp lực lớn đến xương và nướu của răng, làm cho các răng bị tụt dần đi. Xô lệch hàm có thể xảy ra do sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là do gen di truyền và hậu quả của tình trạng mất răng trong thời gian dài.
  • Tích tụ vôi răng: Vôi răng vẫn có thể hình thành dù bạn chải răng kỹ đến đâu. Đây cũng là căn nguyên chính gây nên các bệnh lý hôi miệng, viêm nha chu và tụt nướu chân răng.

Hút thuốc lá thường xuyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến tụt nướu răng

Xem thêm: Ngậm nước muối có tác dụng gì? Dùng nước muối đúng cách

Biện pháp điều trị răng bị tụt nướu

Tụt nướu răng chắc chắn sẽ gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc, khiến người mắc ăn không ngon, ngủ không yên, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến sức khỏe ngày càng suy yếu.

Do vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu răng bị tụt nướu hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên tới phòng khám nha khoa để được chữa trị đúng cách và kịp thời.

Tùy theo tình trạng của mỗi người và nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án khắc phục phù hợp:

Trường hợp tụt nướu chân răng do vệ sinh răng miệng sai cách

Thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng để bảo vệ răng và nướu

Như đã đề cập ở trên, hành động chải răng sai cách cũng góp phần làm cho nướu răng nhanh bị tụt hơn. Do đó, biện pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng này chính là tạo dựng thói quen vệ sinh răng khoa học, đúng cách, sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ để đạt hiệu quả làm sạch răng tốt nhất.

Trường hợp tụt nướu răng do viêm quanh răng, viêm nướu

Khi tình trạng viêm nha chu, viêm nướu chưa gây ê buốt nhiều, các triệu chứng còn chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định bạn cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám trên răng và làm sạch khu vực nướu bị tụt.

Cạo vôi răng sẽ đem đến cho bạn hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh, loại bỏ các tác nhân gây mùi hôi trong miệng, kiểm soát vi khuẩn gây tụt nướu. Nhờ vậy, nướu răng của bạn sẽ từ từ phục hồi trở lại.

Khi tình trạng viêm nướu trầm trọng hơn, bác sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp điều trị khác như:

  • Loại bỏ túi nha chu giả: Biện pháp này còn gọi là nạo túi nha chu hoặc làm giảm kích thích cỡ của chúng nhằm loại bỏ vi khuẩn gây bệnh ra khỏi mô nướu.
  • Ghép xương: Trường hợp mô xương nâng đỡ nướu bị tiêu biến nhiều, bạn sẽ cần ghép xương để tái tạo lại các mô xương đã mất.
  • Ghép nướu: Kỹ thuật này sẽ giúp khôi phục lại hình dáng bình thường của nướu, phục hồi các thương tổn để ngăn chặn tình trạng tụt nướu tiến triển nặng hơn. Các phương pháp ghép nướu thường được áp dụng bao gồm: Ghép nướu tự do tự thân, vạt nướu có chân nuôi, ghép tổ chức liên kết bên dưới biểu mô

Cạo vôi răng để cải thiện viêm nướu trong trường hợp nhẹ

Trường hợp răng bị tụt nướu do mất răng lâu năm

Nếu nguyên nhân gây tụt nướu là do mất răng lâu năm khiến xương hàm tiêu biến thì khách hàng cần trồng răng implant trước, sau đó kiểm tra tình trạng tụt lợi và cân nhắc có nên ghép vạt nướu hay không.

Như vậy, tụt nướu răng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân ứng với mỗi nguyên nhân, mỗi tình trạng bệnh lại có những biện pháp điều trị tương ứng khác nhau.

Để nắm rõ tình hình răng miệng của mình cũng như biện pháp điều trị phù hợp, bạn cần tới nha khoa tốt gặp bác sĩ và thăm khám cụ thể. Mọi thắc mắc cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm qua tổng đài 1900 56 5678.