TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tụt lợi khi niềng răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2.257
Tụt lợi khi niềng răng là một trong những biến chứng phổ biến thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho hàm răng mà còn để lại nhiều hậu quả nặng nề cho sức khỏe răng miệng. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này và làm sao để khắc phục hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài viết sau để có câu trả lời cho mình nhé!

Tụt lợi là một trong những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi niềng răng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do: mảng bám vôi răng hình thành do không được vệ sinh sạch sẽ trong suốt quá trình niềng răng, khiến vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây viêm nướu, lâu dài dẫn đến tụt lợi; do đánh răng sai cách, các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, viêm chân răng không được điều trị dứt điểm trước khi niềng răng; lựa siết mắc cài quá mạnh,…

Để khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng, bạn cần phải tìm đến nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể. Sau khi xác định nguyên nhân gây tụt lợi, bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp khắc phục phù hợp nhất.

Nha khoa Nhân Tâm với bác sĩ chuyên khoa niềng răng trên 23 năm kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn niềng răng an toàn và sở hữu hàm răng đều đẹp, chắc khỏe như mong muốn.

Nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng

Tụt lợi khi niềng răng là hiện tượng phần lợi bị co lại, làm lộ chân răng với những dấu hiệu ban đầu như: mất cement chân răng, lộ ngà răng, chảy máu chân răng khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, ê buốt,…

Tình trạng này nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến răng bị lung lay, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến mất răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng, trong đó có thể kể đến như:

Mảng bám vôi răng

Mảng bám vôi răng là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến niềng răng bị tụt lợi. Bởi vôi răng chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên các bệnh lý về răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu,…

Những bệnh lý này chính là nguyên nhân trực tiếp khiến lợi bị tụt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng và kết quả niềng răng.

Trong quá trình niềng răng, vôi răng được hình thành do những hệ thống khí cụ trên răng khiến bạn gặp khó khăn trong việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng, khiến các mảng bám thức ăn bám dính ở kẽ răng và mắc cài, lâu ngày các mảng bám tích tụ và hình thành nên vôi răng.

Vôi răng là nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi khi niềng răng

Đánh răng không đúng cách

Nguyên nhân gây tụt lợi khi niềng răng không thể không nhắc đến đó chính là đánh răng sai cách. Nếu bạn sử dụng bàn chải quá cứng, cộng với thói quen đánh răng với lực mạnh sẽ khiến lợi bị chảy máu, viêm nhiễm và tiêu giảm theo thời gian, bạn sẽ thấy chân răng của mình dài ra so với bình thường.

Xem thêm: Niềng răng tháo lắp là gì? Có tác dụng như thế nào?

Các bệnh lý về răng miệng

Trong quá trình niềng răng, việc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ dẫn đến nguy cơ mắc cài bệnh lý răng miệng, gây nên hiện tượng tụt lợi khi niềng. Ngoài ra, nếu bạn không điều trị dứt điểm các bệnh lý đó trước khi niềng răng thì tụt lợi là vấn đề hoàn toàn có thể xảy ra.

Viêm nướu không được điều trị triệt để sẽ gây tụt lợi

Lực siết mắc cài không phù hợp

Nếu bác sĩ niềng răng thực hiện lực siết mắc cài quá mạnh so với khả năng chịu đựng của răng sẽ gây áp lực lên nướu, khi đó răng sẽ rất dễ bị lung lay và có thể gây ra tình trạng tụt lợi khi niềng răng.

Cách khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng hiệu quả

Khi phát hiện răng bị tụt lợi, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Dưới đây là một số cách khắc phục tụt lợi khi niềng răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Trường hợp tụt lợi nhẹ: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy vôi răng để tạo môi trường sạch sẽ cho nướu hồi phục. Bên cạnh đó, bạn cần thực hiện chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, đánh răng đúng cách với bàn chải lông mềm, sử dụng bàn chải kẽ, nước súc miệng, máy tăm nước để làm sạch răng một cách toàn diện. Nếu ê buốt răng thường xuyên thì bạn nên chải răng bằng các loại kem đánh răng có chất chống ê buốt.
  • Trường hợp tụt lợi nặng: Biện pháp triệt để nhất để giải quyết tình trạng tụt lợi đó là phẫu thuật ghép mô nướu để phục hồi lại phần lợi che phủ chân răng. Sau phẫu thuật mô nướu sẽ dần hình thành và tái cấu trúc giống như ban đầu.

Cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị khi phát hiện bị tụt lợi khi niềng

Thời gian niềng răng bao lâu? Niềng răng là một quá trình lâu dài, phải mất từ 18 – 24 tháng, để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi khi niềng răng cũng như giúp quá trình niềng đạt kết quả như mong muốn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn cho mình địa chỉ nha khoa uy tín.

Phòng khám Nha khoa Nhân Tâm với bác sĩ chuyên khoa trên 23 năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, công nghệ niềng răng tiên tiến, dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo với chính sách bảo hành lâu dài sẽ là địa chỉ đáng tin cậy để bạn trao gửi niềm tin.