Bọc răng sứ là một phương pháp kỹ thuật nha khoa khá phổ biến và đơn giản hiện nay nhằm khắc phục phần lớn các vấn đề về răng miệng, như răng thưa, răng bị xỉn màu nặng, răng bị sứt, răng sau khi chữa tủy... đem lại một hàm răng đều đẹp, tự nhiên giống như răng thật, tính thẩm mỹ cao, mang lại sự tự tin cho người làm.
Tuổi thọ trung bình khi bọc răng sứ là bao lâu?
Về vấn đề răng sứ có thể duy trì được bao lâu, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì răng sứ có độ bền tương đối cao, độ cứng chắc cao hơn độ cứng trung bình của men răng thật nên có thể duy trì được hình dáng và đảm nhận tốt được chức năng ăn nhai trong nhiều năm.
Hiện nay có 2 dòng răng sứ chính trên thị trường, đó là răng sứ kim loại (điển hình như răng sứ kim loại thường, răng sứ Titan) và răng toàn sứ (điển hình là răng toàn sứ Emax, Cercon HT, Zirconia...).
Trong đó, thời gian sử dụng của răng sứ kim loại thường có thể từ 5 đến 8 năm, răng toàn sứ thì có tuổi thọ cao hơn, từ 15 đến 20 năm (tùy thuộc vào từng loại sứ mà bạn chọn).
Sau khoảng thời gian này, nếu răng sứ biểu hiện rõ dấu hiệu “xuống cấp”, bị sứt mẻ hoặc là nguyên nhân gây ra các triệu chứng như đau nhức, hôi miệng, viêm cổ chân răng, viêm lợi, không thể ăn nhai như bình thường,… bạn cần bọc lại răng sứ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính thẩm mỹ của khuôn miệng.
Các yếu tố quyết định độ bền lâu của răng sứ
Tuổi thọ của răng sứ thường không bị giới hạn bởi một con số nhất định mà có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả khách quan và chủ quan.
Hệ thống máy móc thiết bị
Để có được một kết quả phục hình thẩm mỹ thực sự an toàn và hiệu quả dài lâu không thể thiếu sự kết hợp của những thiết bị y khoa, móc máy tiên tiến, cùng với sự ứng dụng các công nghệ bọc răng sứ tối tân.
Kỹ thuật phục hình của bác sĩ
Bác sĩ là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những ca thẩm mỹ răng sứ. Vì khi bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm mới có được những đánh giá đúng với tình trạng của khách hàng, từ đó đưa ra được kế hoạch phục hình chính xác nhất.
Bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm với hơn 25 năm kinh nghiệm
Dòng răng sứ mà bạn lựa chọn
Răng sứ càng cao cấp, bộ bền càng tốt và tuổi thọ sẽ càng cao. Nếu điều kiện cho phép, bạn nên cân nhắc chọn các dòng răng toàn sứ có chất lượng tốt mặc dù chi phí có phần đắt hơn so với dòng răng sứ kim loại.
Răng toàn sứ có độ bền rất tốt, tuổi thọ cao từ koảng 15 đến 20 năm nên bạn sẽ chung sống với hàm răng mới của mình trong thời gian tương đối dài.
Trong khi đó răng sứ kim loại tuy có giá thành khá thấp nhưng tính thẩm mỹ lại kém, tuổi thọ thấp hơn (chỉ từ 5 đến 8 năm).
Tình trạng răng miệng trước khi phục hình răng sứ
Bọc răng sứ được bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn: răng còn sống tủy hay đã thực hiện lấy tủy, mô răng còn nhiều hay ít, khớp cắn giữa hai hàm, loại phục hình mà bạn lựa chọn,…
Chế độ chăm sóc sau khi tiến hành phục hình
Một chế độ chăm sóc sau phục hình tốt là tiền đề để răng sứ luôn giữ được bền đẹp và gắn bó lâu dài với bạn.
Việc bỏ bê, không chăm sóc hàm răng sứ sẽ khiến bạn phải trả giá đắt. Răng sứ không được giữ gìn kỹ lưỡng sẽ kém bền, lâu dần có thể gây ra các tình trạng như gây ê răng, đau nhức răng, khó nhai hoặc nứt vỡ răng sứ,….
Xem thêm: Trồng răng sứ giá cả bị ảnh hưởng bởi những lý do nào?
4 thói quen nhằm kéo dài tuổi thọ của răng sứ
Mặc dù răng sứ có độ bền khá tốt, khả năng chịu lực tương đương răng thật nhưng về bản chất đây vẫn chỉ là răng giả nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn.
Sau khi phục hình răng sứ, bạn cần tập hình thành và duy trì được 4 thói quen dưới đây để cho răng sứ luôn giữ được độ bền và vẻ đẹp vốn có:
Chú ý vệ sinh răng miệng
Bạn cần đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để đảm bảo vệ sinh răng miệng
Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, đồng thời kết hợp vệ sinh răng bằng chỉ nha khoa sẽ giúp lấy sạch các mẫu thức ăn thừa, loại bỏ mảng bám trên răng, hạn chế tình trạng hôi miệng hiệu quả. Hình thành thói quen sử dụng nước sát khuẩn, ngăn ngừa vi khuẩn để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Thi thoảng bạn cũng nên massage phần nướu để máu lưu được thông dễ hơn, từ đó bảo vệ cho răng sứ.
Nói KHÔNG với những thực phẩm có hại cho răng miệng
Một số thực phẩm, đồ uống có hại cho răng như nước ngọt có gas, bia rượu, bánh kẹo, đồ quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra tình trạng sâu răng, ê buốt răng.
Để bảo vệ răng sứ khỏi các tác động xấu bên ngoài, bạn cần có một chế độ dinh dưỡng khoa học hơn và bỏ đi thói quen ăn uống gây hại cho răng. Điều này góp phần giúp răng sứ giữ được độ bền đẹp và lâu phải thực hiện thay mới hơn.
Tạm biệt những thói quen có hại cho răng
Sau khi bọc răng sứ, bạn cần hạn chế hoạt động cắn/nhai những đồ vật quá cứng và từ bỏ ngay các thói quen nghiến răng khi ngủ để tránh tác động mạnh có thể gây ra hiện tượng vỡ, nứt răng sứ.
Tránh cắn/nhai đồ ăn cứng vì có thể gây hại đến răng sứ
Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá cũng là một thói quen xấu, không chỉ khiến răng sứ kém bền đẹp mà còn là một trong các thủ phạm chính gây ra các căn bệnh nguy hiểm về hô hấp, ung thư,… nên bạn cũng nên dừng hút thuốc.
Thăm khám răng miệng định kỳ
Thông thường thì 4 đến 6 tháng/lần, bạn sẽ cần đến phòng khám nha khoa để bác sĩ tiến hành kiểm tra lại độ khít giữa răng sứ và nướu. Nếu có hiện tượng nào bất thường, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp để điều trị kịp thời nhằm bảo vệ răng sứ của bạn luôn chắc khỏe.
Với hơn 25 năm hoạt động, Nha khoa Nhân Tâm luôn tự hào là một nha khoa gia đình tại Hồ Chí Minh được khách hàng cả trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn, đã mang lại một nụ cười tự tin, thoải mái cho khách hàng với những ưu điểm vượt trội.