Mọc răng cấm là quá trình gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu cho trẻ nhiều hơn và lâu hơn các răng khác. Thời điểm mọc răng cấm ở trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau nhức, sốt, nước dãi chảy nhiều, nổi mẩn, nôn, tiêu chảy, nghẹt mũi, ho,…
Lúc này cha mẹ cần chú ý theo dõi trẻ, áp dụng các biện pháp giảm nhiệt thông thường, hướng dẫn trẻ súc miệng thường xuyên, xoa bóp nướu, cho trẻ uống nước mát,… để hỗ trợ làm giảm cảm giác đau vfa giúp trẻ thoải mái hơn. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường, hãy đưa trẻ tới trung tâm nha khoa để thăm khám.
Biểu hiện mọc răng cấm ở trẻ nhỏ
Đau nhức
Răng cấm là răng viễn xuất hiện đầu tiên với kích cỡ khá lớn nên thường kéo theo các biểu hiện bất thường.
Răng số 6 mọc lên có thể dẫn đến cảm giác khó chịu cho trẻ do thiết diện bề mặt răng lớn và rất khó nhô lên khỏi mô nướu do không có cạnh sắc nhọn như răng cửa và răng nanh.
Mọc răng cấm sẽ khiến trẻ cảm thấy đau nhức
Đau nhức là triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ nhỏ mọc răng cấm. Cơn đau có thể diễn ra với mức độ nặng hơn và lâu hơn các răng khác làm cho trẻ thường xuyên chà xát vào cùng má và tai.
Sốt
Mọc răng cấm ở trẻ nhỏ có thể gây đau nhức và thậm chí là đau phát sốt. Thời gian sốt sẽ tùy thuộc vào sức đề kháng và cơ địa của trẻ. Khi trẻ bị sốt mọc răng, cha mẹ không cần lo lắng quá mà hãy chú ý theo dõi thêm.
Bình thường, triệu chứng sốt sẽ diễn ra trong khoảng 8 ngày, trước khi mọc răng 4 ngày và sau khi mọc răng 4 ngày.
Hãy liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy trẻ sốt cao, nổi mẩn, nôn, tiêu chảy, nghẹt mũi và ho.
Sốt là biểu hiện thường gặp khi trẻ nhỏ mọc răng cấm
Trẻ nhỏ mọc răng cấm sẽ cảm thấy khó chịu ở nướu nơi răng mọc. Khi răng chuẩn bị nhô lên khỏi mô nướu, vị trí này sẽ hơi sưng đỏ.
Ngoài ra, các triệu chứng sau cũng có thể xuất hiện khi răng cấm mọc lên:
- Nước dãi chảy nhiều.
- Trẻ khó ngủ do cảm giác đau nhức, khó chịu trong nướu.
- Trẻ hay cho tay vào miệng hoặc chà xát vùng má.
- Phát ban, nổi mẩn quanh miệng do tiếp xúc nhiều với nước dãi.
Cần làm gì khi trẻ nhỏ mọc răng cấm
Mọc răng cám khiến trẻ đau nhức và khó chịu. Để giúp trẻ giảm bớt cảm giác đau và thoải mái hơn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau:
- Cho trẻ ngậm một dụng cụ lạnh như khăn ướt sạch, muỗng lạnh, núm vú giả lạnh hoặc những đồ chơi bằng nhựa cứng hoặc cao su dành riêng cho trẻ mọc răng. Không nên để trẻ ngậm, cắn vật dụng quá cứng hoặc sắc nhọn để tránh làm tổn thương niêm mạc miệng.
- Vào thời điểm mọc răng cấm, trẻ rất thích nhai gặm mọi thứ nên hãy chắc chắn rằng mọi thứ trẻ đưa vào miệng là sạch sẽ và an toàn.
Đảm bảo các vật dụng mà trẻ nhai, gặm đều sạch sẽ và an toàn
- Bạn có thể giúp trẻ xoa bóp nướu nhẹ nhàng tại vị trí mọc răng. Hãy thử cho ngón tay vào nướu lạnh và massage nướu cho trẻ trước khi ăn, việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Cho trẻ uống nước mát để nướu răng co lại và góp phần xoa dịu cảm giác đau nhức.
- Khi trẻ có biểu hiện sốt, bạn nên thực hiện các phương pháp hạ nhiệt truyền thống như mặc quần áo mỏng, chất liệu thấm hút mồ hôi cho trẻ. Lau người bằng khăn lạnh hoặc sử dụng thêm miếng dán hạ sốt để giúp bé nhanh chóng giảm thân nhiệt.
Có thể giúp trẻ hạ sốt bằng cách sử dụng miếng dán
- Hướng dẫn bé súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc trà xanh hàng ngày để giảm nhẹ cơn đau.
- Khi có dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới các trung tâm nha khoa gần nhất để thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ về cách khắc phục phù hợp.
Trên đây là các thông tin cơ bản về chủ đề mọc răng cấm ở trẻ nhỏ. Nếu còn câu hỏi nào cần được giải đáp, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm theo số điện thoại đường dây nóng 1900 56 5678 để được tư vấn, hỗ trợ một cách nhanh nhất và hoàn toàn miễn phí nhé.