TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những điều cha mẹ cần nắm rõ khi trẻ em mọc răng muộn

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 9,556
Răng sữa là những chiếc răng mọc lên đầu tiên và là tiền đề quan trọng giúp trẻ ăn nhai, bổ sung thực phẩm, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển cơ thể trong những năm đầu đời. Tình trạng trẻ mọc răng muộn đang là vấn đề khiến cho không ít bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trên thực tế tình trạng này có gây ảnh hưởng gì không? Do nguyên nhân nào gây ra và cha mẹ cần làm gì khi trẻ chậm mọc răng? Hãy cùng tham khảo các thông tin cụ thể được bác sĩ nha khoa chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ mọc răng muộn là tình trạng trẻ không có dấu hiệu mọc răng sữa khi đã quá 13 tháng tuổi. Tình trạng này có thể xảy ra do yếu tố di truyền, trẻ đẻ non hoặc sinh muộn, do nhiễm khuẩn tại khoang miệng, trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng hoặc mắc các bệnh lý khác như suy tuyến giáp, bệnh tuyến yên, bệnh down,…

Khi nhận thấy trẻ chậm mọc răng, tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám để các bác sĩ đánh giá tình trạng, nguyên nhân và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp, kịp thời. Cùng với đó, cha mẹ cũng nên chú ý hơn đến vấn đề ăn uống, sinh hoạt và vệ sinh răng miệng của trẻ, giúp trẻ xây dựng thói quen tốt có lợi cho sức khỏe.

Trẻ mọc răng muộn là như thế nào? Nguyên nhân do đâu?

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa khi được 6 tháng tuổi. Thời gian mọc răng sữa ở mỗi trẻ sẽ không giống nhau hoàn toàn do sự khác nhau về tình trạng sức khỏe và cơ địa. Nhiều trẻ có thể bắt đầu mọc răng sữa khi mới được 3 – 4 tháng tuổi và cũng có những trẻ tới 8 – 9 tháng tuổi thì chiếc răng đầu tiên mới nhú lên. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo lắng quá. Tuy nhiên, nếu đã qua 13 tháng tuổi mà trẻ vẫn chưa có biểu hiện mọc răng thì chắc chắn trẻ đã bị mọc răng chậm.

Rất nhiều yếu tố có thể tác động tới sức khỏe răng miệng của trẻ nhỏ, khiến răng sữa mọc lên chậm chạp, không đúng thời điểm. Trong đó, một số nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mọc răng muộn bao gồm:

Do di truyền

Gen di truyền có tác động rất lớn đến tình trạng răng miệng của trẻ nhỏ. Nếu trong gia đình có người thân như ông bà, cha mẹ, đã từng bị mọc răng chậm thì rất có khả năng con cháu sau này cũng sẽ gặp phải tình trạng này.

Trẻ mọc răng muộn do di truyền không phải là vấn đề nghiêm trọng. Cha mẹ chỉ cần chăm sóc cho bé chu đáo, lưu ý tới khẩu phần ăn hàng ngày để cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho bé, giúp quá trình mọc răng sắp tới được hỗ trợ tốt nhất.

Yếu tố di truyền được xác định có ảnh hưởng tới tình trạng trẻ mọc răng muộn

Do sinh muộn hoặc sinh sớm

Trường hợp trẻ sinh non, thiếu tháng thường bị thiếu cân, thể trạng yếu, đề kháng kém nên sự phát triển của răng và xương cũng có phần chậm hơn, trẻ khó tránh khỏi bị chậm mọc răng.

Ngoài ra, sinh muộn cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ chậm phát triển thể chất. Những trẻ sinh muộn có thể gặp phải nhiều khiếm khuyết liên quan tới thể chất và dễ bị chậm mọc răng hơn so với những trẻ sinh đủ tháng.

Suy dinh dưỡng, thiếu chất

Suy dinh dưỡng và sự thiếu hụt các dưỡng chất như vitamin K2, vitamin D, canxi,… sẽ làm mầm răng sữa kém phát triển, không thể thuận lợi nhô lên khỏi nướu.

Nhiễm khuẩn khoang miệng

Tình trạng nhiễm khuẩn khoang miệng gây khó khăn cho việc mọc răng sữa

Quá trình vệ sinh khoang miệng cho trẻ nếu không đảm bảo sạch sẽ thì rất dễ gây nhiễm nấm, nhiễm khuẩn khoang miệng. Lúc này, các tác nhân gây hại sẽ tân công nướu khiến khu vực này bị thương tổn khiến mầm răng sữa bên dưới không thể mọc lên thuận lợi.

Các bệnh lý khác

Các chứng bệnh như: bệnh down, suy tuyến giáp, các bất thường của tuyến yên,… cũng là yếu tố tác động tiêu cực tới sự phát triển về cả trí tuệ và thể chất của trẻ nhỏ.

Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Khi nhận thấy trẻ chậm mọc răng, tốt nhất bạn nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ để có biện pháp khắc phục sớm và phù hợp, tránh gây ra các hậu quả đáng tiếc như:

  • Trẻ chậm mọc răng sữa có thể ảnh hưởng tới quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này, làm cho răng của trẻ bị khấp khểnh, lệch lạc, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
  • Một số trường hợp còn gặp phải vấn đề “hàm răng đôi”. Đây là hiện tượng cả răng vĩnh viễn và răng sữa cùng xuất hiện trên hàm răng, chúng không chỉ làm đi vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe răng miệng.
  • Trẻ mọc răng muộn có thể chậm nói hơn so với các trẻ bình thường.
  • Răng sữa mọc đúng thời điểm là điều kiện để trẻ ăn uống được nhiều thực phẩm, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Chậm mọc răng gây ảnh hưởng gián tiếp tới sức đề kháng, cân nặng và cả trí tuệ của trẻ.

Hiện tượng “hàm răng đôi” do việc mọc và rụng răng sữa không đúng thời điểm

Cần làm gì nếu trẻ mọc răng muộn?

Nếu nhận thấy răng sữa của trẻ mọc chậm, việc cha mẹ cần làm là theo dõi sức khỏe của trẻ và đưa trẻ tới nha khoa gần đây nhất để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý tới một số vấn đề dưới đây để hạn chế tối đa nguy cơ chậm mọc răng ở trẻ nhỏ:

  • Chú ý ăn uống đủ chất, cung cấp đủ vitamin và chất khoáng, đặc biệt là vitamin D, canxi trong thời gian mang thai và cho con bú. Điều này sẽ giúp hỗ trợ cho hệ xương và răng của trẻ phát triển một cách tốt nhất.
  • Làm sạch răng miệng cho trẻ hàng ngày, sử dụng gạc mềm nhúng nước ấm để lau lưỡi, nướu sau khi trẻ bú sữa và ăn dặm.
  • Nên cho trẻ tắm nắng và buổi sáng sớm để tăng cường tổng hợp vitamin D qua da. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung canxi và vitamin D qua đường uống để đảm bảo cơ thể trẻ không bị thiếu hụt các dưỡng chất này.
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen ngủ nghỉ, ăn uống đúng giờ, khuyến khích trẻ thường xuyên vận động để kích thích ăn ngon và nâng cao khả năng đề kháng.
  • Không nên để trẻ nhỏ ăn vặt nhiều, hạn chế các món ăn nhiều đường, thức ăn quá lạnh, quá nóng bởi chúng có thể gây kích ứng, làm ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình mọc răng.
  • Cha mẹ có thể massage nhẹ nhàng bằng tay xung quanh nướu hoặc cho bé ăn các loại bánh ăn dặm mềm để thúc đẩy quá trình mọc răng của trẻ.

Bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ thực phẩm giàu vitamin D và canxi để tăng cường sức khỏe răng miệng

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn nắm được trẻ mọc răng muộn là do đâu, các ảnh hưởng có thể gặp phải cũng như cách xử lý khi gặp vấn đề này. Mọi băn khoăn, thắc mắc về sức khỏe răng miệng, bạn có thể liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ giải đáp chính xác, cụ thể. Bạn cũng có thể trực tiếp đưa trẻ tới phòng khám của Nhân Tâm để các bác sĩ thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí nhé.