TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ em trồng răng implant có nên không? Giải pháp thay thế

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.159
Trồng răng Implant để phục hình lại những chiếc răng đã mất là một phương pháp tối ưu đã được các chuyên gia khuyên dùng ngay khi bị mất răng. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt thì việc trồng răng Implant cũng cần phải được xem xét thật kỹ lưỡng. Vậy đối với trường hợp trẻ em trồng răng Implant có nên thực hiện không?
Thật là ác mộng với các bật phụ huynh khi con họ mất đi một chiếc răng vĩnh viễn bởi vì bất kỳ lý do gì. Trong 3 phương pháp phục hình răng là làm răng giả truyền thống, làm cầu răng và cấy ghép implant, thì riêng chỉ có cấy ghép implant là trẻ em không thể áp dụng được bởi vì xương hàm chưa phát triển ổn định. Vậy trẻ nên trồng răng implant có nên không?

Trẻ em trồng răng Implant có nên không?

Trẻ em trồng răng Implant có được không là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh đặt ra khi trẻ em mắc phải tình trạng mất răng vĩnh viễn.

Trẻ em chưa trưởng thành, ở độ tuổi dưới 18 tuổi thì không được khuyến khích sử dụng phương pháp cấy ghép implant để phục hình răng. Vì ở độ tuổi này, răng và xương hàm của trẻ đều chưa phát triển hoàn toàn và ổn định. Khung xương hàm của trẻ em còn rất yếu cũng như mật độ xương thấp nên việc tác động mạnh lên xương hàm là điều không nên.

Nếu đặt trụ Implant vào khung xương của trẻ, rất dễ bị đào thải, vùi lấp và gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như lệch hàm, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển răng kế bên. Những điều này sẽ gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Trẻ em trồng răng Implant là điều không nên thực hiện khi chưa đủ tuổi.

Độ tuổi phù hợp để trồng răng implant

Nếu trường hợp trẻ bị mất răng quá sớm, bác sĩ sẽ khuyến khích cho trẻ sử dụng những phương pháp khác chờ đến khi xương đã phát triển hoàn toàn.

Khi trẻ em đạt 18 tuổi, khung xương hàm đã được phát triển ổn định. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra mật độ xương của trẻ để quyết định có thể thực hiện được trồng răng Implant hay không.

Độ tuổi phù hợp để trồng răng răng implant

Những trường hợp đã đủ điều kiện sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát, chuyên sâu để phục hồi răng mới. Một số trường hợp trẻ em trồng răng implant nhưng mật độ xương không đủ điều kiện, trẻ cần đợi thêm 1 - 3 năm nữa mới có thể thực hiện được.

Xem thêm: Trồng răng Implant Mỹ và những điều cần biết

Những giải pháp thay thế trước khi trồng răng implant

Trước khi thực hiện trồng răng Implant, trẻ em mất răng vĩnh viễn cần sử dụng một số biện pháp giúp khắc phục các hệ quả xấu về sau như xô lệch răng.

Đối với trẻ từ 14 - 16 tuổi, Bác sĩ đưa ra giải pháp hữu hiệu nhất chính là sử dụng hàm giữ khoảng để đảm bảo khoảng trống nơi răng đã mất. Đồng thời, hàm giữ khoảng còn giúp tránh hiện tượng răng bị xô lệch.

Hàm giữ khoảng là gì?

Hàm giữ khoảng cho trẻ là khí cụ bằng nhựa hoặc kim loại, có thể thực hiện tháo lắp hoặc cố định vào cung răng nhằm giữ khoảng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Hàm giữ có thể coi như là một thiết bị chờ khi trẻ chưa thể trồng được răng mới. Đồng thời vẫn đảm bảo được sự phát triển bình thường của xương hàm và khớp cắn của trẻ.

Hàm giữ khoảng cho trẻ

Tác dụng hàm giữ khoảng

Giữ nguyên kích thước dọc, ngang giúp cho các răng kế bên không bị đổ nghiêng xô lệch về khoảng trống nơi răng đã mất. Phương pháp này cũng giúp răng phía đối diện không bị mọc trồi xuống răng bên dưới.

Giúp phục hồi khả năng phát âm của trẻ, giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp. Bởi vì những răng đã mất sẽ phần nào gây ảnh hưởng đến chức năng phát âm. Trẻ rất có thể bị ngọng hoặc phát âm không được rõ tiếng.

Ngăn chặn các biến chứng về sau như sai khớp cắn, lệch hàm, xương hàm phát triển sai do bị mất răng. Điều này giúp gia đình tiết kiệm được thời gian, cũng như chi phí điều trị cho quá trình trẻ em trồng răng Implant trong tương lai.

Đảm bảo được tính thẩm mỹ cho trẻ khi hàm được giữ phát triển đúng với khung xương và khớp cắn. Khuôn mặt không bị ảnh hưởng bởi các biến chứng nguy hiểm kể trên.

Trong thời gian sử dụng hàm giữ khoảng cho trẻ, trẻ em nên đến phòng khám nha khoa thăm khám định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng một lần để Bác sĩ theo dõi và điều chỉnh hàm duy trình. Như vậy, khoảng cách được duy trình ổn định cho đến khi trưởng thành, đủ điều kiện trồng răng Implant.

Một số lưu ý khi lắp hàm giữ

Một số lưu ý khi đeo hàm giữ khoảng

  • Hàm giữ ban đầu có thể tạo cảm giác khó chịu, vướng víu cho trẻ ở những ngày đầu. Tuy nhiên sau vài ngày trẻ sẽ thích nghi và quen dần với việc lắp hàm giữ.
  • Hàm giữ có thể sẽ ảnh hưởng đến phát âm cho trẻ trong thời gian đầu
  • Cần lưu ý chăm sóc răng miệng thật kỹ lưỡng khi đeo hàm giữ: chải răng đều đặn, thường xuyên, tránh ăn thức ăn cứng hoặc dai dính.
  • Không được dùng tay hoặc lưỡi ấn vào hàm giữ

Ngoài ra ba mẹ cũng cần phải lưu ý dẫn bé đến kiểm tra hàm giữ khoảng định kỳ, phòng tránh trường hợp hàm bị xô lệch hoặc mô lợi trùm lên dây căng hãm giữ.

Trên đây Nha khoa Nhân tâm đã cùng bạn giải đáp câu hỏi trẻ em trồng răng implant có được không. Ngoài ra nếu ba mẹ còn có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng mất răng ở trẻ. Hãy liên hệ ngay Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp bởi đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của chúng tôi.