TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ con ngủ nghiến răng - Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,710
Theo kết quả nghiên cứu, có khoảng 30% trẻ nhỏ trong độ tuổi 3 – 6 có tật nghiến răng khi ngủ. Tình trạng này có thể diễn ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cha mẹ không chú ý và để tình trạng này kéo dài thì có thể khiến men răng của bé bị phá hủy, trật tự răng thay đổi và tác động xấu đến khớp cắn. Xem ngay các thông tin dưới đây của Nha khoa Nhân Tâm để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Trẻ con ngủ nghiến răng tưởng như là tình trạng vô hại nhưng lại có thể dẫn đến nhiều hệ quả nặng nề như mòn men răng, lộ ngà răng, lộ tủy răng, khiến răng nhạy cảm, đau nhức, ê buốt khi ăn nhai,…

Tùy vào từng nguyên nhân mà bạn cần có giải pháp phù hợp giúp trẻ loại bỏ thói quen nghiến răng. Nếu bạn đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà mà chứng nghiến răng của trẻ không thuyên giảm thì hãy đưa trẻ đến nha khoa thăm khám nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ con ngủ nghiến răng

Trẻ con ngủ nghiến răng là hiện tượng hai hàm răng siết chặt vào nhau khi trẻ ngủ và tạo ra tiếng ken két. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên những yếu tố sau đây có thể khiến trẻ nghiến răng khi ngủ:

Do mọc răng

Mọc răng là yếu tố có liên quan đến thói quen nghiến răng của trẻ nhỏ vì hành động này sẽ giúp răng của trẻ đỡ đau răng và cảm thấy dễ chịu hơn.

Sai khớp cắn

Trẻ con ngủ nghiến răng có thể là triệu chứng cho thấy khớp cắn của trẻ bị lệch. Vì khi lệch khớp cắn, cảm giác khó chịu sẽ xảy đến mỗi khi cơ hàm khép lại. Theo kết quả từ các nghiên cứu, thói quen nghiến răng và sai khớp cắn có mối liên hệ với nhau khi có khoảng 12, 75% trẻ em mắc cùng lúc cả hai tình trạng này.

Dị ứng

Dị ứng có thể là nguyên nhân khiến trẻ con ngủ nghiến răng

Một số nghiên cứu khác cho thấy yếu tố gây ra nghiến răng ở trẻ nhỏ có thể là dị ứng. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng nghiến răng giúp trẻ nhỏ làm dịu đi cảm giác khó chịu do dị ứng.

Do căng thẳng, lo lắng

Trẻ nghiến răng khi ngủ có thể là một cách đối phó của cơ thể với các cảm xúc như lo lắng, căng thẳng,…

Nhiễm giun kim

Tỉ lệ nghiến răng ở các bé nhiễm giun kim cũng cao hơn nhóm bình thường. Nguyên nhân là vì giun kim có thể tiết ra chất độc khiến trẻ nhỏ căng thẳng và thường nghiến răng trong khi ngủ.

Do phản ứng với thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, trầm cảm,… có thể làm tăng tỉ lệ mắc nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ con ngủ nghiến răng

Những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết sớm thói quen nghiến răng của con mình:

  • Trẻ nhai thức ăn khó do răng bị đau khi ăn nhai.
  • Răng của bé bị sứt, mẻ mặc dù không có va chạm hay tai nạn nào.
  • Trẻ thường kêu đau ở hàm, đau tai hoặc đau toàn thân.
  • Có tiếng nghiến răng ken két phát ra khi trẻ ngủ.
  • Trẻ thường bị đau âm ỉ tại vùng trán.

Ăn nhai khó có thể là biểu hiện của chứng nghiến răng khi ngủ

Những tác hại từ thói quen nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả như:

  • Lộ tủy răng.
  • Làm trầm trọng hơn bệnh sâu răng do men răng liên tục bị mài mòn.
  • Răng nhạy cảm hơn do mất đi lớp men răng, ngà răng lộ ra, răng dễ bị ê buốt khi ăn uống, đặc biệt là các đồ ăn lạnh, nóng.
  • Nghiến răng trong thời gian dài có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm.
  • Áp lực tạo ra khi nghiến răng có thể làm răng bị hư hại.

Biện pháp khắc phục nghiến răng khi ngủ ở trẻ nhỏ

Để giải quyết vấn đề trẻ con ngủ nghiến răng, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau đây:

  • Nếu trẻ có triệu chứng đau nướu, đau răng do mọc răng, bạn có thể chườm ấm lên má tại khu vực bên ngoài chiếc răng đang mọc để giảm đau cho trẻ.
  • Chuyện học hành, bạn bè có thể làm trẻ em bị căng thẳng. Cha mẹ hãy giúp con thư giãn, giải tỏa tâm trạng bằng cách trò chuyện trước khi đi ngủ, kể chuyện giúp trẻ vui vẻ hoặc cho trẻ tắm nước nóng. Khi những điều này trở thành thói quen, chứng nghiến răng của trẻ sẽ giảm đi.

Trò chuyện để giúp trẻ giải tỏa căng thẳng tâm lý

  • Chú ý đến trẻ để biết đâu là yếu tố khiến trẻ căng thẳng và giúp trẻ giải quyết.
  • Ngậm núm vú giả có thể giúp trẻ bớt khó chịu khi mọc răng và ít nghiến răng hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên cho trẻ sử dụng núm vú giả trong thời gian dài để tránh các vấn đề răng miệng khác.
  • Nếu trẻ nghiến răng khi ngủ là do răng mọc không đều, sai khớp cắn thì bạn nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để chữa trị.
  • Cho trẻ tập thiền và yoga để giảm căng thẳng và hạn chế hành động nghiến răng.

Trẻ con ngủ nghiến răng tưởng như là tình trạng vô hại nhưng lại có thể dẫn đến nhiều hệ quả nặng nề. Nếu bạn đã thử các biện pháp khắc phục tại nhà mà chứng nghiến răng của trẻ không thuyên giảm thì hãy đưa trẻ đến nha khoa thăm khám nhé.