TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Trẻ có thay răng hàm không? Thay vào thời điểm nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,276
Răng miệng luôn là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ quan tâm đến. Hãy cùng tìm hiểu qua trẻ em có thay răng hàm không và thay vào thời điểm nào qua bài viết này nhé.
Thay răng hàm ở trẻ là điều mà nhiều bố mẹ vẫn thắc mắc bởi vì răng sữa và răng vĩnh viễn có sự khác biệt về số lượng. Thêm vào đó, răng hàm ở trẻ rất dễ bị sâu càng khiến cho phụ huynh thêm lo lắng răng hàm có thể thay được không. Trong viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số kiến thức về vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!

Trẻ có thay răng hàm hay không?

Răng hàm bao gồm hai loại là răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Răng hàm lớn gồm có răng hàm 1 mọc lúc trẻ tầm 6 tuổi, răng hàm 2 mọc lúc 12 tuổi và răng khôn mọc khi trẻ từ 15 tuổi trở lên. Về chức năng, răng hàm lớn sẽ chịu phần lớn lực ăn nhai và được mọc ở cuối của bộ hàm. Sau khi thay răng hàm sữa số 1 và 2, chúng sẽ trở thành răng hàm nhỏ của trẻ hay còn được gọi là răng tiền hàm.

Khi tới tuổi phải thay răng, những chiếc răng hàm ở bộ răng sữa của trẻ sẽ lung lay và răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế. Tuy nhiên, tùy vào từng người mà răng khôn có thể mọc hoặc không mọc.

Độ tuổi thay răng sữa của bé

Thông thường trẻ sẽ mọc răng vào độ 6 tháng tuổi. Một bộ răng sữa đầy đủ của trẻ gồm có 20 chiếc. Trong đó có răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng hàm 1 và 2. Khi trẻ tầm 6 tuổi, răng hàm lớn thứ nhất hay còn gọi là răng số 6 sẽ bắt đầu xuất hiện.

Trẻ bắt đầu thay răng từ 7 đến 12 tuổi

Sau khi mọc đầy đủ răng sữa, quá trình trẻ thay răng sữa và bắt đầu mọc răng vĩnh viễn từ 7 đến 12 tuổi. Thứ tự thay răng vĩnh viễn phổ biến đối với hàm trên là: Răng cửa giữa, răng cửa bên cho đến răng tiền cối, răng nanh và các răng cối lớn. Còn đối với hàm dưới: Răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh rồi đến răng tiền cối và các răng cối.

Như vậy từ tầm 6 đến 12 tuổi là giai đoạn răng hỗn hợp của trẻ, sẽ có cả răng sữa lẫn răng vĩnh viễn.

Lưu ý cho bố mẹ khi trẻ thay răng

Bên cạnh việc đưa trẻ đi thăm khám răng định kỳ, bố mẹ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề trong giai đoạn trẻ thay răng sữa.

Nếu răng hàm của trẻ bị sâu trong quá trình thay răng, bố mẹ có thể cân nhắc hai giải pháp sau:

  • Khi trẻ chưa đến thời điểm thay răng hàm, cha mẹ nên cho trẻ đi chữa sâu răng bằng phương pháp trám răng.
  • Nếu trẻ đã đến giai đoạn thay răng thì cha mẹ hãy thực hiện nhổ răng sâu đó càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên đăng ký theo dõi lịch thay răng sữa của trẻ tại các cơ sở nha khoa. Điều này sẽ giúp cho bác sĩ phát hiện sớm các tình trạng mọc răng ở trẻ. Nếu có dấu hiệu trẻ thay răng sữa mọc lệch, chen chúc lên răng khác… thì bác sĩ sẽ cho bé đeo hàm trainer, giúp răng vĩnh viễn được định hướng mọc đúng vị trí.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ thay răng

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ theo từng độ tuổi

Răng hàm do đóng một vai trò chủ yếu khi ăn nhai nên cũng rất dễ bị sâu răng. Mặc dù trẻ sớm muộn cũng thay răng sữa nhưng bố mẹ không nên chủ quan khi con bị sâu răng. Bởi vì khi răng sữa bị sâu sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến hệ tiêu hóa của bé. Vậy nên phụ huynh cần phải chú ý quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bé ngay từ khi còn nhỏ.

Trước khi trẻ có răng

Cho bé uống vài muỗng nước lọc sau khi cho bú

Mẹ nên dùng gạc hay vải ướt xoa nhẹ nhàng lưỡi và nướu của trẻ sau khi bú để vệ sinh răng miệng.

Trẻ 1 tuổi

Bố mẹ có thể đánh răng cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm với kích thước nhỏ.

Trẻ từ 2 tuổi trở lên

Có thể đánh răng cho trẻ với kem đánh răng chứa fluor, lượng kem bằng với kích thước của hạt đậu.

Lưu ý tránh việc trẻ nuốt kem đánh răng.

Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mặt trong của răng.

Cho trẻ thăm khám tại nha khoa định kỳ để được nghe lời khuyên và tránh các tác nhân xấu ảnh hưởng đến răng của trẻ.

Hạn chế những thói quen xấu như mút tay, ngậm núm vú giả... vì những việc này có thể khiến răng bị nhô ra trước.

Phương pháp điều trị khi hàm của bé bị sâu

Phương pháp điều trị dựa vào mức độ sâu răng của trẻ

Tùy thuộc vào mỗi trường hợp răng hàm bị sâu mà phụ huynh nên quyết định nhổ bỏ cho trẻ hay không. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ và trao đổi với bác sĩ về tác nhân và cách điều trị sâu răng cho trẻ.

Răng mới chớm sâu

Bác sĩ sẽ ưu tiên nạo sạch vết sâu cho trẻ, sau đó trám lại răng hoặc bọc răng sứ để bảo tồn cho răng thật.

Răng sâu nghiêm trọng

Khi răng bị sâu khá năng chỉ còn lại mỗi chân răng. Lời khuyên cho phụ huynh là nên nhổ bỏ răng để tránh tình trạng ổ sâu lây lan sang răng xung quanh. Sau khi nhổ, thông thường trẻ sẽ được chỉ định thay răng đã nhổ bằng răng giả để đảm bảo được chức năng nhai.

Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc cho bạn về vấn đề trẻ em có thay răng hàm không. Nếu trẻ có những vấn đề khác liên quan đến răng miệng, hãy liên hệ đến với Nha Khoa Nhân Tâm để được bác sĩ tham khám và tư vấn trực tiếp.