1. Chữa sâu răng bằng lá tía tô
Lá tía tô không chỉ có tác dụng với sức khỏe toàn thân, giúp điều trị các bệnh cảm cúm, phong hàn mà còn có tác dụng với sức khỏe răng miệng, giúp kháng viêm và khử mùi hiệu quả. Để chữa sâu răng bằng lá tía tô, bạn có thể áp dụng theo cách dưới đây.
Chuẩn bị:
- Lá tía tô non
- 100ml nước lọc
- Máy xay sinh tố hoặc cối
- Khăn sạch
Thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô sau đó xay cùng 100ml nước.
- Lọc qua khăn sạch để lấy nước cốt.
- Ngậm nước lá tía tô từ 3 – 5 phút sau đó nhổ bỏ.
Chữa sâu răng bằng lá tía tô
2. Chữa sâu răng bằng lá ổi
Lá ổi có chứa hợp chất Astringents – một chất có tính chống viêm và kháng khuẩn, có khả năng làm nướu chắc hơn và làm giảm đau nhức răng hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Lá ổi đem rửa sạch, sau đó giã nát cùng muối và nước ấm. Dùng bông thấm vào hỗn hợp rồi đặt vào chỗ sâu răng. Cách chữa này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và ít đau nhức nhất.
- Cách 2: Đun sôi 100g lá ổi cùng 1 lít nước, khi cạn còn 2/3 thì tắt bếp và để nguội. Dùng nước này súc miệng 3 – 4 lần/ngày sau khi ăn và trước khi ngủ để ức chế sự phát triển của vi khuẩn sâu răng.
3. Chữa sâu răng bằng lá lốt
Trong lá lốt có chứa Alkaloid, tinh dầu Beta Caryophylen và trong rễ lá lốt cũng có chứa tinh dầu Benzylacetat, những loại tinh dầu này có tác dụng kháng khuẩn rất tốt.
Cách thực hiện:
- Sắc khoảng 1 nắm lá lốt (10 – 15 lá) cùng 1 thìa cafe muối trong 30 phút.
- Gạn lấy phần nước cốt và súc miệng nhiều lần trong ngày.
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày để loại bỏ cơn đau nhức.
Chữa sâu răng bằng lá lốt
4. Chữa sâu răng bằng tỏi
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tỏi chứa nhiều chất kháng sinh giúp chống lại các virus gây bệnh, diệt khuẩn, sát trùng và chống viêm nhiễm như: Allicin, Glucogen, Allin và Fitonxit… Đặc biệt, tỏi khi được giã nát sẽ phát huy công dụng một cách tối đa.
Cách thực hiện:
- Tỏi phơi khô rồi đem nghiền nát cùng với một ít muối.
- Đắp muối và tỏi đã nghiền nát lên vị trí răng bị đau.
- Kiên trì thực hiện mỗi gày sẽ giúp giảm đau nhanh chóng.
5. Chữa sâu răng bằng lá trầu không
Trong 100g lá trầu không thì có tới 2,4% tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, gây ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu, trực khuẩn Coli, phế cầu khuẩn… có khả năng chữa trị các bệnh lý về răng miệng, trong đó có sâu răng. Đặc biệt khi bạn kết hợp lá trầu không với nghệ vàng và búp bàng sẽ cho hiệu quả cực kỳ bất ngờ.
- Chuẩn bị: 50g lá trầu không, 50g củ nghệ vàng, 50g búp bàng và rượu trắng 20ml
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, giã nhỏ rồi ngâm với rượu trắng. Đem đun cách thủy rồi lấy ra để nguội.
- Lấy hỗn hợp ngâm này súc miệng từ 5-10 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch.
- Những cách chữa sâu răng trên không chỉ dễ thực hiện mà lại còn an toàn đối với sức khỏe, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng với những trường hợp răng mới chớm sâu, sâu nhẹ, còn trường hợp răng sâu nặng dẫn đến viêm tủy thì không thể chữa trị tận gốc.
Chữa sâu răng bằng lá trầu không
Việc điều trị sâu răng kịp thời là rất quan trọng, giúp bảo tồn răng thật, đặc biệt là đối với răng hàm nhằm đảm bảo chức năng ăn nhai diễn ra bình thường. Do đó, tốt nhất là bạn nên sớm tìm đến Nha sĩ để được tư vấn và chỉ định hỗ trợ điều trị theo hướng dứt điểm.
Đối với răng sâu, hỗ trợ điều trị tại Nha khoa Nhân Tâm theo 3 phác đồ dựa theo từng trường hợp:
- Trường hợp sâu nhẹ, khoang sâu không quá lớn, cần nạo sạch mô răng hỏng rồi thực hiện phương pháp hàn trám răng.
- Trường hợp sâu nặng, khoang sâu lớn không đủ mô răng để hàn trám lại thì Bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ.
- Trường hợp sâu quá nặng, hỏng chân răng, không thể bảo tồn răng thật thì nhổ răng là phương pháp cuối cùng.
Hãy liên hệ đến Nha khoa Nhân Tâm hoặc đăng ký cho chúng tôi để các chuyên gia tư vấn cụ thể và nhanh chóng cho tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
Trám răng tại Nha khoa Nhân Tâm giúp điều trị sâu răng hiệu quả - an toàn