Niềng răng mặt trong là kỹ thuật được nhiều khách hàng ưa chuộng vì đem đến hiệu quả thẩm mỹ cao trong quá trình niềng. Cũng là sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung nhưng các khí cụ này sẽ được gắn vào mặt trong răng.
Điều này giúp khí cụ niềng răng được “giấu kín”, người đeo niềng nhờ vậy cũng cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
Tuy nhiên, việc gắn mắc cài vào mặt trong sẽ khiến chúng cọ vào lưỡi, gây ra cảm giác khó chịu lúc mới đeo và cũng làm việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn.
Để khắc phục điều này bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sỹ và sử dụng thêm nước súc miệng, máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch khoang miệng.
Phương pháp niềng răng cần áp dụng khi nào?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha đơn giản, hiệu quả được sử dụng rộng rãi hiện nay. Biện pháp này sẽ giúp bạn nắn chỉnh lại hàm răng trong các trường hợp:
- Răng mọc lệch lạc, chen chúc nhau: Số lượng răng mọc nhiều hơn so với trung bình, vị trí răng mọc lệch lạc gây mất thẩm mỹ cho cả hàm răng, niềng răng sẽ giúp nắn chỉnh răng về lại vị trí đúng, hàm răng từ đó sẽ đều đặn, thẳng hàng và đẹp hơn.
- Răng thưa: Xuất hiện khoảng trống giữa các răng liền kề gây mất thẩm mỹ.
- Sai khớp cắn: Trường hợp sai khớp cắn có thể là khớp cắn ngập, khớp cắn ngược hoặc khớp cắn chéo. Sai khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng ăn nhai. Ngoài ra, khiếm khuyết này còn khiến răng nhanh bị mài mòn hơn, dễ sâu răng và gặp các bệnh nha chu khác.
- Răng hô, móm: Tình trạng răng hô, răng móm sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng cắn thức ăn, khiến khuôn mặt mất đi sự hài hòa và sự tự tin trong giao tiếp.
Niềng răng mặt trong khắc phục tình trạng răng hô, móm, lệch lạc
Ưu nhược điểm của phương pháp niềng răng mặt trong
Niềng răng mặt trong hay niềng răng mặt lưỡi là một trong các kỹ thuật niềng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Trong kỹ thuật này, các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung sẽ được gắn và tác động lực từ mặt răng phía trong (mặt giáp với lưỡi) để kéo răng về lại vị trí đúng như mong đợi trên khuôn hàm.
Nhờ việc gắn khí cụ vào mặt trong răng nên người khác sẽ không thể phát hiện được bạn đang đeo niềng, việc “giấu kín” mắc cài như vậy sẽ giúp người sử dụng có cảm giác thoải mái và tự nhiên hơn. Những ưu điểm của kỹ thuật niềng này cụ thể như sau:
- Tăng vẻ đẹp thẩm mỹ: Tất cả các mắc cài đều được gắn ở mặt trong răng giúp cho người đeo niềng tự tin hơn, thích hợp cả với những người cần phải giao tiếp thường xuyên, người đối diện sẽ không thể phát hiện ra bạn đang đeo niềng.
- Không gây thương tổn mặt răng ngoài: Kỹ thuật niềng này sẽ không gây thương tổn tại bề mặt ngoài của răng sau khi tháo niềng.
- Không gây thương tổn cho các bộ phận khác: Nhờ thiết kế bề mặt trơn láng và kích cỡ nhỏ gọn nên các mắc cài sẽ không làm ảnh hưởng đến lưỡi, má hay nướu của người niềng răng.
Ưu điểm của niềng răng mặt trong
Xem thêm: Niềng răng Invisalign là gì? Có ưu điểm gì nổi bật?
Bên cạnh các ưu điểm đã nêu phía trên, kỹ thuật niềng này vẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Cảm giác vướng trong thời gian đầu: Do gắn ở mặt tiếp giáp với lưỡi nên trong thời gian mới đeo, bạn có thể sẽ cảm thấy hơi vướng và bất tiện do lưỡi chạm vào mắc cài. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn đã quen dần với các khí cụ.
- Khó làm sạch răng: Việc chải sạch bề mặt trong của răng sẽ trở nên khó khăn hơn vì sự xuất hiện của các mắc cài và dây dung. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng, chải răng đúng theo hướng dẫn của bác sỹ và sử dụng thêm máy tăm nước, nước súc miệng để loại bỏ thức ăn thừa, mảng bám, giúp quá trình vệ sinh răng miệng hiệu quả hơn.
Như vậy, các thông tin cơ bản nhất về niềng răng mặt trong đã được Nha khoa Nhân Tâm chia sẻ trong bài viết trên. Bạn có thể liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm theo số 1900 56 5678 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nếu còn bất cứ băn khoăn gì hoặc đang có nhu cầu nắn chỉnh răng nhé.