TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Tiêu xương chân răng và những điều cần biết

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3.418
Tiêu xương răng là một trong những hậu quả nghiêm trọng sau khi mất răng, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và cản trở việc trồng răng giả sau này. Cấy ghép răng Implant là phương pháp trồng răng hiện đại, hạn chế đến mức tối đa hiện tượng tiêu xương hàm.

Tiêu xương chân răng hay còn gọi là tiêu xương hàm sẽ khiến ngoại hình của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng do khuôn mặt không còn đầy đặn và cân đối. Các nếp nhăn sâu xuất hiện quanh miệng và má, tình trạng móm mém này có thể khiến bạn già trước tuổi.

Bên cạnh đó khi bị tiêu xương răng, vấn đề ăn uống của bạn sẽ gặp khó khăn do lực nhai không ổn định, đồng thời các răng còn lại cũng có nguy cơ xô lệch do xương hàm không đủ cứng chắc để giúp răng cố định vững chãi tại vị trí.

Tiêu xương răng là gì?

Tiêu xương ổ răng là tình trạng suy giảm mật độ, chiều cao, số lượng và thể tích của xương ổ răng và xung quanh chân răng. Xương ổ răng dễ bị tiêu hõm do xương ổ khá mềm, chỉ là tổ chức muối khoáng sinh học nên dễ bị tiêu khi vi khuẩn tấn công hoặc có khoảng rỗng.

Có 2 nhóm nguyên nhân gây tiêu xương răng gồm:

  • Nhóm bị tiêu xương không do mất răng: tình trạng tiêu xương chân răng có thể bắt đầu từ cao răng. Khi cao răng xuất hiện sẽ ăn sâu xuống dưới nướu. Khi nướu đã bị tổn thương, dây chằng nha chu bị đứt, vi khuẩn tấn công xương chân răng sẽ làm khoảng phá hủy xương chân răng và gây tiêu xương.
  • Nhóm bị tiêu xương do mất răng: vì một lý do nào đó, khách hàng cần phải nhổ răng. Sau khi nhổ, chỗ đó sẽ hình thành cục máu đông và quá trình tự lành vết thương bắt đầu. Sau một thời gian ngắn, cục máu đông tan dần, hình thành các mô hạt và cuối cùng thành xương. Tuy nhiên, khoảng trống mà chân răng để lại trong xương răng sẽ khiến xương răng bị sụt, tiêu thấp xuống. Sự tiêu xương này dần nghiêm trọng hơn theo thời gian.

Những nguyên nhân gây tiêu xương chân răng là gì?

Tiêu xương răng nguy hiểm như thế nào?

Tình trạng tiêu xương răng có thể gây ra khá nhiều vấn đề răng miệng cũng như thẩm mỹ của khuôn mặt. Những hệ quả khi bị tiêu xương ổ răng là:

  • Tụt nướu: xương ổ răng bị tiêu khiến chiều cao và độ rộng thành xương giảm, không còn nâng đỡ được nướu nên nướu bị tụt thấp, bờ nướu mỏng dần, lộ ra phần chân răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào phần bên trong chân răng và nướu. Điều này khiến khoảng nướu bị tiêu xương trũng xuống, gây mất thẩm mỹ cho vị trí bị tiêu xương chân răng.
  • Di răng: tình trạng di răng có biểu hiện là các răng trên và kề cận vùng tiêu xương bị di lệch sang vị trí kế cận, làm răng xô lệch, nghiêng vẹo mất thẩm mỹ và yếu hơn bình thường, gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai.

  • Tiêu xương hàm: hệ quả tất yếu của tiêu xương răng là tiêu xương hàm, bao gồm cả tiêu xương hàm trên và tiêu xương hàm dưới, làm thay đổi kích thước của hàm. Hiện tượng này thể hiện rõ nhất ở những người bị mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, người mang răng giả toàn hàm hoặc mang cầu răng.
  • Răng dễ bị lung lay: răng đứng thẳng và chắc chắn nhờ được xương hàm nâng đỡ. Khi xương bị tiêu và sụp xuống, chân răng sẽ bị lệch sang phần trống của xương bị mất, khiến răng bị xô lệch, dễ bị lung lay.
  • Suy giảm chức năng ăn nhai: tiêu xương ổ răng làm các răng xô lệch, yếu đi, quai hàm trũng gây nên lệch khớp cắn giữa hai hàm, lực cắn không đủ để nhai nghiền thức ăn. Điều này khiến khách hàng ăn nhai khó khăn và không được ngon miệng.
  • Móm và già nua sớm: khi xương hàm bị tiêu biến, nướu răng bị thu nhỏ lại làm má bị hóp vào trong, ảnh hưởng tới sự hài hòa về các bộ má, mũi, cằm trên cơ thể, khiến khuôn mặt trở nên già nua. Hệ quả này thể hiện rõ ở những khách hàng bị tiêu xương toàn hàm.
  • Cản trở cho việc phục hình răng: do răng di lệch, xương hàm ở khoảng lợi bị tiêu xương trũng xuống nên rất khó trồng lại răng.

Những hậu quả của tiêu xương chân răng

Tiêu xương hàm có khắc phục được không?

Xương hàm bị tiêu không thể tự hồi phục mà cần đến các phương pháp điều trị tiêu xương hàm như ghép xương, nâng xoang. Các phương pháp phụ bao gồm chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, hạn chế hút thuốc lá, bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể để giúp xương chắc khỏe và ổn định.

Để ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, bạn cần lưu ý:

  • Phục hình răng bị mất càng sớm càng tốt bằng phương pháp Implant.
  • Thực hành thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày tốt.
  • Tiếp tục kiểm tra và làm sạch răng định kỳ 6 tháng/ 1 lần.
  • Tuân thủ lộ trình điều trị và chế độ chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Nha khoa gần nhất - Phòng khám Nhân Tâm là trung tâm chăm sóc và thẩm mỹ răng miệng ứng dụng công nghệ cao trong thăm khám và điều trị. Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân là Bác sĩ Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công các kỹ thuật nâng xoang, ghép xương và các kỹ thuật phục hình Implant phức tạp. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí cùng chuyên gia khi bị tiêu xương hàm hay bất cứ vấn đề răng miệng nào cần được giải đáp các bạn nhé!

Xem thêm: Trồng răng Implant mất bao lâu thời gian?