TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Thường xuyên bị nhiệt miệng phải điều trị như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 38,038
Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến mà bất cứ trong chúng ta cũng từng mắc phải một lần. Bệnh nhiệt miệng là gì, thường xuyên bị nhiệt miệng có phải là dấu hiệu cảnh báo hay không thì hãy xem hết bài viết sau nhé!

Theo các nghiên cứu khoa học, trên thế giới có đến 20% dân số bị nhiệt miệng thường xuyên. Và tình trạng này thường gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy thường xuyên bị nhiệt miệng có khắc phục được không sẽ được bật mí ngay sau đây!

Tìm hiểu nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (còn được gọi là lở miệng, loét áp tơ, nổi đẹn), bệnh này xuất hiện khá phổ biến ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Bệnh lý này không truyền nhiễm nhưng sẽ làm bệnh nhân cảm thấy đau rát, khó chịu mỗi khi ăn uống và sinh hoạt. Bệnh thường tự phát và tự khỏi chỉ sau 7 – 10 ngày.

Những vết loét của nhiệt miệng thường có hình bầu dục với đốm tròn có đáy màu vàng nhạt. Viền màu đỏ sẽ xuất hiện ở các vị trí bên trong má, môi trong, nướu hoặc lưỡi,… Một vài người sẽ bị 1 hoặc 2 vết nhiệt miệng vài lần trong mỗi năm. Nhưng lại có không ít trường hợp gặp lại thường xuyên bị nhiệt miệng, chúng thường tái phát trong vài tuần hoặc vài tháng.

Tìm hiểu nhiệt miệng là gì

Những người hay bị nhiệt miệng thì các vết loét sẽ không xuất hiện ở cùng một vị trí. Chúng có thể mọc ở bất cứ vùng nào trong khoang miệng. Nếu bạn không chăm sóc đúng cách thì vết loét ở miệng sẽ tiến triển nặng hơn và gây viêm nhiễm. Lúc này bệnh nhân sẽ phải chịu đựng cảm giác đau rát, có thể bị nổi hạch ở góc hàm, sốt cao và dễ mệt mỏi.

Dù nhiệt miệng không đe dọa đến sức khỏe và tính mạng nhưng bạn cũng cần chú ý các bất thường về vết loét nhiệt miệng để tránh hậu quả khó lường. Nếu vết lở trên 2 tuần vẫn chưa khỏi thì bạn nên đến gặp bác sĩ để khám ngay.

Nguyên nhân thường xuyên bị nhiệt miệng

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, cùng tham khảo các yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ khiến bạn bị nhiệt miệng đó là:

Ăn nhiều thực phẩm cay, nóng

Nếu bạn ăn đồ cay, nóng thường xuyên thì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây nhiệt miệng. Khi ăn những món cay, nóng sẽ làm cơ thể bị nóng nhiệt trong người, khô miệng, bỏng miệng rồi hình thành viêm loét ở miệng.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm có tính axit cao như: nước có gas, bia rượu, soda hoặc cà phê,… cũng dễ gây nhiệt miệng. Hấp thụ quá nhiều thực phẩm ở trên vừa  làm bạn nhiệt miệng mà còn khiến tình trạng viêm loét thêm nặng nề và lâu hồi phục.

Thiếu chất dinh dưỡng

Thường xuyên bị nhiệt miệng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin C, Vitamin nhóm B (B2, B3, B12,…), sắt, kẽm hoặc axit folic,…

Vệ sinh răng miệng không kỹ

Thói quen chải răng bằng bàn chải cứng, chải mạnh theo chiều ngang sẽ làm tổn thương răng nướu, trầy xước mô mềm. Khi dùng các sản phẩm kem đánh răng, nước súc miệng có thành phần Sodium lauryl sulfate với hàm lượng cao cũng rất có hại cho răng miệng.

2 cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng nhiệt miệng mà mọi người có thể chọn các biện pháp khắc phục như sau:

Chữa nhiệt miệng tại nhà

Nếu nhiệt miệng không quá nghiêm trọng, chủ yếu là do chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ,… Thì bạn có thể điều trị tại nhà bằng cách:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày để làm sạch vi khuẩn, mảng bám, giảm đau rát ở vùng niêm mạc bị tổn thương.
  • Uống trà xong bạn nên giữ lại túi lọc để đắp trực tiếp lên vết nhiệt miệng để giảm đau và chống viêm.
  • Có thể dùng mật ong bôi lên vùng bị viêm loét để kháng khuẩn, chống viêm, ngừa nhiễm trùng lan và giúp vết lở mau lành.
  • Bổ sung các loại thực phẩm có tính thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất như: axit folic, vitamin B6, vitamin B12 và kẽm,…
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc uống, thuốc bôi trị nhiệt miệng tại nhà từ thiên nhiên. 

2 cách điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Chữa nhiệt miệng tại nha khoa

Nếu bạn đã áp dụng các cách chữa nhiệt miệng tại nhà nhưng vẫn không thuyên giảm thì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu thường bắt nguồn từ bệnh lý sâu răng, viêm tủy, viêm nướu hoặc viêm nha chu,…

Khi này các bạn nên nhanh chóng đến các trung tâm nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và khắc phục phù hợp. Bác sĩ sẽ vệ sinh răng miệng, lấy cao răng và loại bỏ ổ vi khuẩn gây viêm nhiễm để răng sạch khỏe. Vùng nướu sẽ dần săn chắc, hồng hào như trước.

Các cách phòng ngừa nhiệt miệng

Để ngăn ngừa bệnh nhiệt miệng, biện pháp hữu hiệu nhất là các bạn nên hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh, trong đó có thể nhắc đến một số biện pháp như sau:

– Nghỉ ngơi đầy đủ: việc duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp và không nên làm việc quá sức

– Tập thể dục đều đặn để cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch

– Lập chế độ ăn uống khoa học có đầy đủ dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 trong các thực phẩm như dầu oliu và dầu cá…

– Hạn chế những căng thẳng trong cuộc sống với các bài tập yoga, thái cực quyền, ngồi thiền hoặc hít thở sâu. Các phương pháp này sẽ cũng góp phần giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về nhiệt miệng.

Nhiệt miệng vốn là vấn đề rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Bệnh có thể đem lại sự khó chịu trong sinh hoạt và không cảm thấy ngon miệng khi ăn. Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng hoặc thắc mắc về tình trạng này thì hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ tận tình nhé