Một số loại thuốc trị chảy máu chân răng thông dụng mà các bác sĩ thường chỉ định cho khách hàng bao gồm: Penicillin, Metronidazol, Tetracycline, Amoxicillin,… Cùng với việc dùng thuốc, bác sĩ cũng khuyên bạn nên xây dựng chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học tại nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như tinh dầu đinh hương, trà tươi, mật ong, chanh, muối,… để khắc phục và ngăn ngừa chân răng bị chảy máu.
Nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng
Chảy máu chân răng là tình trạng mà không ít người đã gặp phải, chúng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỏng đó những nguyên nhân chính bao gồm:
- Mảng bám tích tụ lâu ngày tạo thành vôi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ, tấn công gây viêm nhiễm.
- Cách vệ sinh răng miệng không đúng, không làm sạch được vi khuẩn trong khoang miệng hoặc chải răng với lực quá mạnh gây tổn thương nướu, răng dẫn đến chảy máu.
- Hiện tượng răng mọc không đúng vị trí, mọc lệch lạc, sai khớp cắn cũng làm tăng nguy cơ viêm nướu hoặc khiến bệnh ngày càng nặng nề hơn.
- Cơ thể suy nhược, sức đề kháng giảm sút, thiếu vitamin C hoặc thay đổi nội tiết tố, mắc bệnh lý về máu,… cũng có thể gây chảy máu chân răng.
Suy nhược cơ thể cũng có thể dẫn đến chảy máu chân răng
Thuốc trị chảy máu chân răng
Một số loại thuốc trị chảy máu chân răng thông dụng mà các bác sĩ thường chỉ định cho khách hàng bao gồm: Penicillin, Metronidazol, Tetracycline, Amoxicillin,… Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh lý của từng người mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn cụ thể về liều lượng đối với từng trường hợp.
Với các loại thuốc trên, bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh các phản ứng thuốc ngoài ý muốn có thể làm triệu chứng chảy máu chân răng trầm trọng hơn.
Chỉ sử dụng thuốc trị chảy máu chân răng khi có hướng dẫn của bác sĩ
Ngoài việc dùng thuốc trị chảy máu chân răng, bác sĩ cũng khuyên bạn nên xây dựng chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng khoa học như sau:
Chải răng hàng ngày bằng bàn chải lông mềm, làm sạch nhẹ nhàng cả những vị trí răng khuất, đặc biệt là khu vực phía trong cung hàm, nơi có các răng hàm lớn.
- Không dùng tăm để xỉa răng, thay vào đó hãy sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa và hạn chế những tác động không tốt đến nướu răng.
- Tới phòng khám nha khoa để kiểm tra răng định kỳ, vệ sinh răng miệng, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nha khoa nếu có.
- Dùng nước muối sinh lý để súc miệng hoặc sử dụng những loại nước súc miệng đặc trị viêm nướu.
- Hạn chế ăn các món quá lạnh, quá nóng, đồ ăn nhiều phẩm màu.
- Cung cấp đầy đủ lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể để răng nướu chắc khỏe hơn.
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm để tăng cường sức khỏe răng nướu
Khắc phục chảy máu chân răng bằng nguyên liệu tự nhiên
Không chỉ các thuốc trị chảy máu chân răng của Tây y, những nguyên liệu tự nhiên sau đây cũng sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả tình trạng này:
Dầu đinh hương
Dầu đinh hương đã được sử dụng khá nhiều trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng. Dược liệu này có khả năng khử trùng, chống nấm và tăng cường tuần hoàn máu. Bạn hãy lấy một ít tinh dầu đinh hương ra đầu ngón tay và thoa lên vùng răng chảy máu, đồng thời massage nhẹ nhàng khu vực răng đau nhức, nướu sưng đỏ. Thực hiện nhiều lần mỗi ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng chảy máu giảm đi rõ rệt.
Nước chanh và muối
Nước chanh và muối giúp cải thiện hiệu quả tình trạng chân răng chảy máu
Cả nước chanh và muối đều có khả năng diệt khuẩn, sát trùng và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Bạn hãy pha nước cốt chanh với một chút muối ăn rồi thoa lên khu vực chân răng bị chảy máu nhiều lần trong ngày. Giữ nguyên từ 4 đến 5 phút để dung dịch thẩm thấu vào răng, nướu rồi súc lại miệng bằng nước sạch.
Trà tươi và mật ong
Kết hợp trà tươi và mật ong sẽ đem đến hiệu quả làm sạch, giảm viêm, giúp nướu và răng khỏe mạnh, hạn chế tình trạng chảy máu. Bạn chỉ cần pha nước trà tươi đã để nguội cùng mật ong và sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 3 – 4 phút. Sau vài ngày, hiện tượng chảy máu chân răng sẽ giảm hẳn và chấm dứt.
Như vậy, các nguyên nhân, mẹo dân gian và thuốc trị chảy máu chân răng đã được đề cập cụ thể trong bài viết trên. Đối với thuốc tân dược, bạn chỉ nên sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Nếu sau một thời gian điều trị tại nhà mà tình trạng này không chấm dứt hoặc tái phát nhiều lần, bạn hãy tới ngay Nha khoa Nhân Tâm để được thăm khám, tư vấn và chữa trị triệt để nhé.