Thứ tự mọc răng của bé
Thứ tự mọc răng sữa của trẻ
Trong suốt quá trình mọc răng sữa, thứ tự moc răng của bé sẽ lần lượt theo trình tự sau:
- Từ 6 cho đến 10 tháng tuổi bé sẽ mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới
- Từ 8 đến 12 tháng bé sẽ tiếp tục mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên
- 9 đến 13 tháng tuổi là 2 chiếc răng cửa số 2 hàm trên
- Từ 10 đến 16 tháng tuổi 2 chiếc răng cửa số 2 hàm dưới của bé sẽ mọc như hàm trên
- Từ 13 đến 19 tháng xuất hiện 2 chiếc răng hàm hàm trên
- Từ 14 đến 18 tháng xuất hiện 2 chiếc răng hàm hàm dưới
- 16 đến 22 tháng tuổi bé sẽ tiếp tục mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên
- Từ 17 đến 23 tháng tuổi giống hàm trên là 2 chiếc răng nanh ở hàm dưới
- Từ 23 đến 31 tháng tuổi bé mọc 2 chiếc răng hàm phía dưới
- Từ 25 đến 33 tháng tuổi giai đoạn trẻ mọc răng sữa sẽ hoàn thiện với 2 chiếc răng hàm phía trên.
Dựa vào thể trạng của mỗi bé mà thứ tự mọc răng sữa có thể sẽ khác nhau. Bố mẹ nên lưu ý sử dụng khăn sữa với nước ấm hay nước muối sinh lý vệ sinh răng cho bé, bởi vì giai đoạn này chưa thể đánh răng cho bé. Nên hỗ trợ tập chải răng khi bé từ 2 đến 5 tuổi. Đặc biệt phải giữ răng của bé thật sạch sẽ vào buổi tối, vì đây là thời điểm rất dễ gây sâu răng nếu không giữ răng sạch sẽ.
Lịch mọc răng vĩnh viễn của trẻ em
Răng vĩnh viễn còn hay được gọi là răng trưởng thành hay răng thứ cấp. Đến khoảng 21 tuổi, một người trung bình sẽ có 32 răng vĩnh viễn, bao gồm 16 cái ở hàm trên và 16 cái ở hàm dưới.
Bé bắt đầu thay răng sữa từ khoảng 6 đến 7 tuổi
Trong một vài trường hợp, răng hàm thứ ba (răng khôn) không phát triển hay không mọc ra. Do đó, một bộ 28 răng vĩnh viễn cũng được xem là bình thường.
Theo thứ tự mọc răng của bé, vào độ 6 tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên sẽ mọc lên. 4 răng hàm xuất hiện ở phía sau răng chính của trẻ. Các răng vĩnh viễn khác như răng cửa, răng nanh và răng hàm sẽ mọc ở các vị trí trống trong nướu do răng nguyên sinh để lại.
- 6-7 tuổi: Răng hàm đầu tiên
- 6-8 tuổi: Răng cửa trung tâm
- 8-9 tuổi: Răng cửa bên
- 9-13 tuổi: Răng nanh
- 9-13 tuổi: Răng tiền thân
- 12-14 tuổi: Răng hàm thứ hai
- 17-25 tuổi: Răng hàm răng khôn (nếu có)
Dấu hiệu khi trẻ mọc răng
Khi giai đoạn trẻ mọc răng trong khoảng từ 3 đến 5 ngày, trẻ sẽ có những biểu hiện sau:
Bé có dấu hiệu bị sốt, khó chịu khi mọc răng
- Bé hay khó chịu, quấy khóc, nhạy cảm hơn thường ngày.
- Chảy nhiều nước dãi do đang mọc răng.
- Do chảy nhiều nước dãi sẽ gây kích ứng da mặt, xung quanh vùng miệng khiến cho cằm nổi mẩn.
- Bé hay nhai cắn, ngậm mút bất cứ thứ gì trong tay. Bố mẹ nên đặc biệt lưu ý tránh cho bé cầm những vật cứng, gây tổn thương nướu lợi của bé.
- Đây là giai đoạn khiến cho trẻ khá khó chịu nên sẽ có thể gây ra chứng biếng ăn ở trẻ.
- Thông thường khi mọc răng sẽ làm cho bé bị hành sốt (không quá 38 độ C).
Những dấu hiệu này sẽ tự động kết thúc từ 3 đến 7 ngày sau khi mọc răng. Khi bước vào quá trình thay răng, khoảng độ tuổi 7 đến 8 tuổi, những chiếc răng vĩnh viễn dần thay thế cho những chiếc răng sữa và trẻ sẽ có đầy đủ 28 răng vĩnh viễn từ độ tuổi 12.
Một số lưu ý về thứ tự mọc răng của bé
Thứ tự mọc răng của bé có thể diễn ra không giống hoàn toàn như trình tự hay không phải bé nào cũng có thời gian mọc răng tương tự nhau. Điều này là hoàn toàn bình thường và bố mẹ không cần phải lo lắng.
Thứ tự và thời gian của mỗi trẻ đếu khác nhau
Tuy nhiên, đối với các bé có thứ tự mọc răng thật sự cá biệt như vừa sinh đã có răng, hay hơn một tuổi nhưng bé vẫn chưa mọc răng nào, mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để phát hiện các vấn đề bất thường trong sự phát triển mà trẻ có thể gặp phải nhé.
Bên cạnh theo dõi thứ tự mọc răng của bé, các mẹ nên quan tâm đến việc bổ sung thêm canxi để răng bé được chắc khỏe và phát triển một cách toàn diện nhất. Từ khi bắt đầu mọc răng sữa cho đến khi phát triển hoàn chỉnh, các mẹ nên đưa bé đến bác sĩ nha khoa. Tại đây bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ có nên thực hiện niềng răng cho bé hay không. Đặc biệt là có cần phải nhổ bớt những chiếc răng bị thừa để khi mọc răng vĩnh viễn, bé sẽ có một hàm răng đều và đẹp.