Tháo răng sứ có đau không? Theo các bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm, việc tháo răng sứ không hề gây đau nhức nếu được tiến hành đúng kỹ thuật.
Bên cạnh đó, quá trình điều trị tại nha khoa có sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc hiện đại và thuốc gây tê nên cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ được hạn chế tối đa.
Các trường hợp cần tháo răng sứ
Với các trường hợp xảy ra sai sót khi thực hiện do máy móc, thiết bị lạc hậu hoặc tây nghề bác sĩ chưa tốt thì tuổi thọ của răng sứ sẽ không kéo dài được lâu. Thậm chí có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời. Lúc này, bạn cần tháo răng sứ để bọc lại hoặc thay mới.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác khiến răng sứ bị hỏng cũng thường diễn ra như vật liệu sứ không đảm bảo chất lượng, chăm sóc răng miệng không đúng cách, chấn thương, va đập,…
Răng sứ bị hở cần tháo để khắc phục
Cụ thể, khi gặp phải những tình huống sau đây, bạn cần tới nha khoa uy tín để tháo răng sứ:
- Răng sứ bị kênh, gây cảm giác cộm vướng và ảnh hưởng tới khả năng ăn nhai.
- Răng sứ bị nứt vỡ, sứt mẻ hoặc có dấu hiệu bong tróc, lỏng lẻo.
- Răng sứ không ôm sát cùi răng thật, không khít với viền nướu và tạo thành kẽ hở tại cổ chân răng, gây nhồi nhét thức ăn.
- Răng bị ố vàng, xỉn màu, đen viền nướu làm mất vẻ đẹp thẩm mỹ.
- Có triệu chứng đau nhức, chảy máu chân răng, viêm nha chu, viêm nướu, sâu cùi răng sau khi bọc răng sứ.
Tháo răng sứ có đau không?
Tháo răng sứ có đau không?
Để cố định răng sứ và đảm bảo tốt nhất khả năng ăn nhai thì bác sĩ cần dùng đến keo dán chuyên dụng trong nha khoa. Nếu muốn tháo chiếc răng sứ đã được gắn chắc chắc vào cùi răng thật thì cần tác động một lực tương đối mạnh. Điều này khiến không ít người lo lắng và đặt ra câu hỏi tháo răng sứ có đau không? Có ảnh hưởng gì tới răng thật không?
Theo các bác sĩ tại Nha khoa Nhân Tâm, việc tháo răng sứ không hề gây đau nhức nếu được tiến hành đúng kỹ thuật. Bên cạnh đó, quá trình điều trị tại nha khoa có sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc hiện đại và thuốc gây tê nên cảm giác đau nhức, khó chịu sẽ được hạn chế tối đa.
Sau khi tháo răng sứ thì bạn cần được lắp lại răng sứ hoặc thay mão sứ nếu bất thường xuất phát từ mão sứ cũ để tránh các tác động từ vi khuẩn, nhiệt độ,… đến cùi răng thật. Bởi lúc đó, răng thật đã được mài nhỏ nên khả năng nhiễm khuẩn cao hơn bình thường.
Các bước tháo răng sứ đúng kỹ thuật
Đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại Nha khoa Nhân Tâm sẽ tiến hành tháo răng sứ theo quy trình chuẩn một cách nhẹ nhàng, tỉ mỉ để đảm bảo an toàn và giúp khách hàng xua tan nỗi lo tháo răng sứ có đau không.
Quy trình tháo răng sứ bao gồm các bước sau:
Thăm khám và tư vấn
Đối với các trường hợp răng sứ gặp vấn đề bất thường, bác sĩ cần thăm khám kỹ lưỡng để nhận định đúng tình trạng răng miệng và đề ra biện pháp xử lý phù hợp.
Làm sạch khoang miệng và gây tê
Khoang miệng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi điều trị
Khoang miệng cần được vệ sinh sạch sẽ để hạn chế sự tấn công của vi khuẩn và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm chéo. Tiếp theo là gây tê khu vực răng cần tháo răng sứ để giúp khách hàng cảm thấy dễ chịu, không bị đau nhức trong thời gian tháo.
Tháo mão sứ
Tùy tình trạng răng của mỗi khách hàng mà bác sĩ sẽ thực hiện biện pháp tháo mão sứ khác nhau. Mài thân răng sứ tới khi lộ ra lớp sườn bên trong để dễ tháo hơn hoặc chia nhỏ và cắt đi từng miếng răng sứ để tránh gây thương tổn cho cùi răng thật.
Lấy dấu răng
Lấy dấu răng để chế tác răng sứ mới
Sau khi tháo bỏ mão sứ cũ, bạn cần bọc lại răng sứ khác. Lúc này, bạn cần lấy dấu răng để phục vụ quá trình chế tác răng sứ mới. Trong thời gian chờ đợi, bác sĩ sẽ gắn răng tạm cho bạn để bảo vệ răng thật.
Lắp lại răng sứ
Cuối cùng, bạn sẽ được gắn lại răng sứ mới và hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng để duy trì hiệu quả dài lâu.
Như vậy, các thông tin trong bài viết trên của Nha khoa Nhân Tâm đã giải đáp cụ thể tháo răng sứ có đau không? Khi nào cần tháo? Thực hiện như thế nào? Để được thăm khám và tư vấn miễn phí về tình trạng răng của bản thân, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm nhé.