Nguyên nhân chính gây sưng chân răng hàm trên
Sưng lợi hàm trên hay vẫn được mọi người gọi là sưng nướu răng hàm trên là một trong những bệnh lý tưởng đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp và nguy hiểm nếu không được thăm khám, điều trị đúng cách, kịp thời.
Khi bị tổn thương, nướu thường chịu nhiều sự tấn công của vi khuẩn, chính vì thế, các mô mềm sẽ phản ứng lại và gây ra các tình trạng như sưng bọng, tấy đỏ, đau nhức làm cho khách hàng gặp phải vô số khó khăn trong sinh hoạt và ăn nhai.
Nguyên nhân gây sưng chân răng hàm trên
Thông thường, sưng lợi hàm trên thường bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
- Khách hàng không tiến hành cạo vôi răng định kỳ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tích tụ lâu ngày gây sưng nướu hàm trên hay ở một số vị trí khác
- Chải răng quá mạnh, sử dụng bàn chải có lông cứng thường làm xước nướu, tổn thương men răng. Nếu thực hiện liên tục, nướu sẽ không có thời gian hồi phục, vi khuẩn càng có nhiều cơ hội để thâm nhập, gây hại hơn.
- Răng không mọc ngầm, mọc lệch, mọc chen chúc, …đều là những yếu tố hàng đầu làm sưng chân răng hàm trên
- Hút thuốc lá quá nhiều
- Sự thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai
Dù là nguyên nhân nào, việc tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám và điều trị nướu răng hàm trên bị sưng là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Những dấu hiệu thường thấy của sưng nướu hàm trên
- Vùng nướu bị sưng có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm thay vì màu hồng như bình thường.
- Đau nhức khi chạm nhẹ, chảy máu khi đánh răng, nhai đồ ăn, ăn thực phẩm có vị cay, mặn...
- Chân răng trông dài hơn do tình trạng tụt lợi.
- Nướu răng bị sưng và có mủ thường kèm theo hôi miệng.
- Tình trạng viêm lâu ngày sẽ gây hở nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào chân răng, khiến nướu răng bị sưng có mủ trầm trọng hơn.
Sưng nướu hàm trên là biểu hiện của bệnh gì?
Nướu răng là phần mô mềm có chức năng quan trọng bao bọc và nâng đỡ răng hình thành cung hàm. Sưng nướu hay sưng lợi răng hàm trên có thể là triệu chứng của các bệnh lý sau:
Một số biểu hiện của sưng nướu hàm trên
Viêm nướu
Bệnh lý gây viêm quanh một chiếc răng, sưng hàm trên bên trái hoặc bên phải. Vùng sưng, viêm có thể có mủ và rất dễ chảy máu nướu. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ sinh răng miệng không sạch hoặc hệ miệng dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công mô mềm dẫn đến sưng viêm.
Viêm nha chu
Sưng nướu răng hàm trên dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm nha chu: Đây là bệnh lý thường gặp trên răng, răng sưng viêm xuất hiện kèm theo túi mũ. Túi nha chu bị viêm lâu dần nướu bị tụt, chân răng bị suy yếu, miệng có mùi hôi nặng. Bệnh chuyển biến nặng dẫn đến tiêu xương ổ răng và có nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Mọc răng khôn
Trường hợp sưng nướu răng hàm trên trong cùng biểu hiện mọc răng khôn. Phần răng khôn hay răng số 8 là những chiếc răng mọc sau cùng trên cung hàm. Quá trình mọc răng khôn không diễn ra liên tục và thường không mọc lên cao ngang bằng các răng khác. Dẫn đến tình trạng chèn ép nướu sưng đỏ, đau âm ỉ. Ngoài ra, phần lợi trùm phủ trên bề mặt răng khôn rất dễ vắt thức ăn gây viêm nướu và làm răng suy yếu.
Răng bị nhiễm trùng
Răng nhiễm trùng khiến nướu sưng đau
Nướu răng hàm trên bị sưng biểu hiện răng bị nhiễm trùng bên trong răng, răng bị sâu. Cấu trúc răng bị tổn thương do nứt, mẻ, gãy vỡ hoặc mảng bám làm mòn men răng, vi khuẩn có cơ hội tấn công vào khoang răng gây nhiễm trùng. Dẫn đến hệ thống tủy răng bị viêm, u nang chân răng lúc này nướu sưng viêm nặng, đau quai hàm, Khách hàng ăn nhai khó khăn.
Thiếu chất
Sưng nướu răng hàm trên cũng có thể là dấu hiệu cơ thể bị thiếu chất. Đặc biệt là vitamin B và C đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phục hồi sức khỏe nướu răng. Người bệnh khi thiếu chất sẽ cảm thấy mệt mỏi, sưng nướu và chảy máu nướu.
Phương pháp điều trị sưng chân răng hiệu quả
Khi sưng nướu vẫn ở giai đoạn nhẹ, bạn có thể tự khắc phục tại nhà bằng các biện pháp như:
Súc miệng bằng nước muối thường xuyên
- Súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây sưng nướu
- Sử dụng trà gừng, trà hoa cúc từ 2 – 3 lần mỗi ngày vì gừng và hoa cúc có khả năng kháng viêm hiệu quả
- Pha loãng mật ong để thoa nhẹ vào vị trí sưng đau, nhờ khả năng làm dịu vết thương và sát khuẩn, mật ong sẽ giúp chỗ sưng nhanh chóng hồi phục
- Ăn nhiều sữa chua để tăng cường những lợi khuẩn Probiotic
- Thay đổi thói quen chăm sóc răng miệng sao cho đúng cách, tuyệt đối không chải răng quá mạnh, thay bàn chải theo định kỳ, đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày
- Ngoài ra, việc thay đổi thói quen ăn uống cũng góp phần hạn chế tình trạng sưng nướu
Trong trường hợp nướu răng bị sưng nghiêm trọng, việc điều trị tại nhà chắc chắn sẽ không phát huy được hiệu quả. Do đó, bạn hãy nhanh chóng tìm một địa chỉ nha khoa uy tín để chữa trị kịp thời nhé. Với trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm, các cơ sở nha khoa uy tín sẽ giúp điều trị vấn đề một cách triệt để.
Đây là những tổng hợp nhiều bệnh lý có thể xảy ra khi có triệu chứng “sưng chân răng hàm trên”, Khách hàng không nên chủ quan khi viêm nhiễm kéo dài. Hãy đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa tại Nha Khoa Nhân Tâm để sớm phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu trước khi chúng chuyển biến nghiêm trọng hơn.