Sưng chân răng hàm dưới là một trong những bệnh lý răng miệng do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng của mọi người. Sưng chân răng có thể khiến bạn mất tự tin, ăn uống khó khăn, nguy cơ bị mất răng hàng loạt. Cùng tìm hiểu nguyên nhân sưng chân răng hàm dưới trong bài viết dưới đây!
Nguyên nhân bị sưng nướu chân răng
Sưng chân răng hàm dưới là những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nướu. Đây là bệnh lý răng miệng nguy hiểm có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Nguyên nhân sưng chân răng hàm dưới như sau:
- Thức ăn thừa sau khi ăn còn sót lại ở kẽ răng hoặc bề mặt răng. Lâu ngày hình thành các mảng bám chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Các mảng bám này nếu để lâu có thể kích thích nướu, làm sưng và dẫn đến viêm nướu.
- Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, chải răng quá mạnh gây chảy máu, chảy máu liên tục sẽ dẫn đến sưng và viêm.
- Do bệnh sâu răng, vi khuẩn sâu răng lây lan rộng rãi làm lở nướu.
- Tình trạng mọc răng khôn ở độ tuổi trưởng thành cũng là nguyên nhân chính khiến nướu sưng, nhức và dễ bị tổn thương.
- Hút thuốc lá quá nhiều tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn răng miệng phát triển.
- Tình trạng sưng chân răng có thể là một trong những biểu hiện của bệnh viêm nha chu. Khi bạn thấy tình trạng sưng nướu có mủ nghĩa là bệnh đã rất nghiêm trọng. Phần mủ ở chân răng không được điều trị kịp thời sẽ làm hỏng răng, hư xương ổ răng, ảnh hưởng những răng kế bên...
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc ngăn tình trạng tiết nước bọt, khiến việc rửa trôi các mảng bám và tế bào chết trong khoang miệng khó khăn hơn rất nhiều.
- Thay đổi hormone do thời kỳ kinh nguyệt, dậy thì hoặc mang thai
- Ăn các loại thực phẩm hoặc món ăn cay nóng lâu ngày sẽ làm lở loét nướu, sưng và nhức.
Nguyên nhân bị sưng nướu chân răng
Sưng chân răng hàm dưới có nguy hiểm không?
Sưng chân răng hàm dưới có nguy hiểm hay không chính là lo lắng của những người đang gặp phải tình trạng này. Sưng chân răng thường do cách vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, chế độ ăn uống không đủ chất, tình trạng này không quá nguy hiểm đến sức khỏe.
Nhưng nếu bạn bị sưng chân răng do sâu hay mọc răng khôn thì sẽ nguy hiểm hơn. Đa phần răng khôn thường mọc lệch hoặc đâm ngang vào răng số 7, từ đó tạo ra nhiều bệnh lý răng miệng như viêm lợi trùm, làm vỡ răng số 7, viêm tủy, xô lệch răng. Một vài trường hợp còn gặp biến chứng nguy hiểm như mủ, mất răng vĩnh viễn, nhiễm trùng máu.
So với hàm trên, hàm dưới thường có nhiều dây thần kinh và phải chịu lực nâng đỡ khi ăn nhai. Cho nên sưng chân răng sẽ ảnh hưởng khá lớn đến các dây thần kinh bên dưới hàm khiến cơ mặt bị ảnh hưởng. Có nhiều người đã gặp phải tình trạng đau âm ỉ vùng mặt và đau nhức nơi thái dương,…
Phương pháp điều trị sưng nướu chân răng có mủ
Giai đoạn 1: sưng chân răng hàm dưới nhẹ
- Do vôi răng bám sát chân răng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, lúc này mọi người nên cạo vôi răng và làm sạch răng miệng để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
- Súc miệng bằng nước muối hoặc trà xanh để sát khuẩn và giảm sưng tấy.
- Nên sử dụng bàn chải lông mềm, chải thật nhẹ nhàng và đúng cách để tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Không dùng những loại thức ăn có gia vị chua, cay, mặn vì có thể làm lan rộng chỗ bị sưng.
- Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A, C như súp lơ, cải xoăn, khoai lang và đu đủ…
Phương pháp điều trị sưng nướu chân răng có mủ
Giai đoạn 2: chân răng bị sưng mủ nghiêm trọng
- Khi này bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch vôi răng dưới chân răng cũng như các túi chứa vi khuẩn giữa nướu và chân răng.
- Nếu sưng nướu chân răng do mọc răng khôn thì các bạn sẽ được kiểm tra và tư vấn nhổ răng khôn nếu tình trạng sưng nghiêm trọng,
- Nên dùng thuốc kháng sinh để chống viêm theo chỉ định của bác sĩ.
- Trường hợp sưng chân răng đã ảnh hưởng tới mô mềm, các bạn có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ phần nha chu trước. Sau đó ghép thêm vạt nướu nếu cần để không làm răng bị lung lay, lỏng lẻo hoặc mất răng.
- Chăm sóc vùng chân răng bị sưng viêm đúng cách để giảm nhanh các triệu chứng sưng đau và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm như mủ quanh chân răng.
- Nên sử dụng các loại kem đánh răng có chứa Vitamin E, hợp chất kẽm để bảo vệ chân răng tốt hơn.
- Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch thức ăn thừa, mảng bám ở phần kẽ răng. Chỉ nha khoa phải thật mỏng nhẹ để không làm tổn thương đến nướu, an toàn hơn so với dùng tăm xỉa.
- Sử dụng nước súc miệng sau khi chải răng giúp hơi thở thơm tho, làm sạch vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
- Cần bổ sung chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung nhiều Vitamin, khoáng chất như canxi, vitamin E, Vitamin D và Vitamin C… để răng và nướu luôn khỏe mạnh và nhanh phục hồi.
Sưng chân răng hàm dưới không hề đơn giản như mọi người thường nghĩ. Khi gặp phải bệnh lý này thì mọi người nên đến nha khoa Nhân Tâm để thăm khám và điều trị ngay trước khi bệnh chuyển nặng.