Số răng của người trưởng thành là 32 chiếc (kể cả 4 răng khôn), bao gồm: 4 răng cửa giữa, 4 răng cửa bên, 4 răng nanh, 8 răng hàm nhỏ và 12 răng hàm lớn. Tuy nhiên, số răng chính xác ở mỗi người đôi khi vẫn có sự chênh lệch do thời điểm mọc khôn khác nhau hoặc do cơ địa mà có người bị thiếu mầm răng, răng mọc lên không đủ, trong khi đó lại có người sở hữu hàm răng với số lượng nhiều hơn bình thường.
Mỗi chiếc răng lại đảm nhận những chức năng riêng trong hoạt động ăn nhai và duy trì tính thẩm mỹ. Riêng với răng khôn, chúng không đảm nhận các vai trò này và thường gây ra nhiều biến chứng do mọc sai lệch. Do vậy, các bác sĩ khuyên bạn nên nhổ răng khôn nếu chúng mọc sai hướng.
Số răng của người trưởng thành
Ở trẻ em, răng sữa sẽ bắt đầu mọc lên khi trẻ được 6 tháng tuổi. Các răng sữa này sẽ dần dần xuất hiện tới khi trẻ tự ăn nhai được. Khi đã mọc lên hết, mỗi trẻ sẽ có 20 chiếc răng sữa. Tới khoảng 5 – 6 tuổi, các răng sữa sẽ lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Trẻ nhỏ sẽ có 20 chiếc răng sữa khi mọc đầy đủ
Số răng của người trưởng thành khi mọc đầy đủ là 32 chiếc với 16 chiếc răng ở hàm dưới và 16 chiếc răng hàm trên. Các răng trên cung hàm được chia ra thành 4 nhóm chính:
- Nhóm răng cửa: Bao gồm 8 chiếc, là các răng số 1 và số 2. Răng số 1 là 4 răng cửa giữa và răng số 2 là răng cửa bên.
- Nhóm răng nanh: Răng nanh là răng số 3, gồm có 4 chiếc, 2 chiếc hàm dưới và 2 chiếc hàm trên.
- Nhóm răng hàm nhỏ: Đây là các răng số 4 và số 5 trên cung hàm, tổng cộng có 8 chiếc.
- Nhóm răng hàm lớn: Có tổng cộng 12 răng, bao gồm các răng số 6, số 7 và số 8.
Số răng của người trưởng thành là 32 chiếc, kể cả 4 răng khôn
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đầy đủ 32 chiếc răng. Một số trường hợp do yếu tố cơ địa nên bị thiếu mầm răng, làm hàm răng không mọc đầy đủ. Bên cạnh đó, răng khôn ở mỗi người có thể mọc sớm hoặc muộn nên số răng của mỗi người thường sẽ chênh lệch nhau. Ngược lại cũng có những người mọc nhiều răng hơn so với số lượng bình thường.
Chức năng của các nhóm răng trên khuôn hàm
Các răng trên cung hàm đều mang ý nghĩa riêng và đảm nhận những vai trò cụ thể:
- Nhóm răng cửa: Nằm ở vị trí phía trước cung hàm, là các răng dễ lộ ra khi cười nói. Với cạnh răng sắc bén nhiệm vụ chính của các răng cửa là cắn xé, chia thức ăn thành từng miếng nhỏ.
- Nhóm răng nanh: Nằm bên cạnh răng cửa, có hình dáng giống như mũi dáo, rất nhọn, độ sắc cao, mũ răng dày. Cấu tạo như vậy giúp chúng thực hiện tốt chức năng kẹp và xé thức ăn.
Các răng nanh đảm nhận chức năng năng kẹp và xé thức ăn
- Nhóm răng hàm nhỏ: Không giống như răng nanh và răng cửa, mũ răng hàm nhỏ có hình lập phương, bề mặt khá phẳng, mặt trên của chúng phan thành hai định nhọn, đều, có công dụng xé và nghiền nát thực phẩm.
- Nhóm răng hàm lớn: Các răng này có kích thước lớn nhất trên cung hàm. Hình dáng răng khá phức tạp, bề mặt răng rộng và khá phẳng. Chức năng chủ yếu của chúng là nhai, nghiền nát thực phẩm trước khi đưa xuống các cơ quan tiêu hóa khác.
Tuy nhiên, các răng hàm lớn thứ 3 – là răng số 8 hay răng khôn thì không đảm nhận bất kỳ chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ nào. Trong khi đó, chúng lại là những răng có tỉ lệ mọc lệch, mọc ngầm rất cao, gây tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Do đó, khi răng khôn có dấu hiệu mọc bất thường, bạn nên tới phòng khám nha khoa tiến hành nhổ bỏ chúng để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Răng khôn không đảm nhận bất kỳ chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ nào
Trong bài viết trên là các thông tin cơ bản về số răng của người trưởng thành cũng như chức năng của từng nhóm răng. Hy vọng những thông tin này sẽ có ích đối với bạn. Nếu bạn còn câu hỏi nào về chủ đề răng hàm mặt cần được giải đáp hoặc đang gặp phải các vấn đề liên quan đến răng miệng, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm qua số điện thoại 1900 56 5678 hoặc đặt hẹn với các bác sĩ ngay hôm nay để được thăm khám và tư vấn miễn phí.