TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Sâu răng bị hôi miệng phải làm sao?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1.558
Hôi miệng thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó do sâu răng là nguyên nhân phổ biến. Hơi thở có mùi khiến chúng ta cảm thấy tự ti mỗi khi giao tiếp. Vậy sâu răng bị hôi miệng phải làm sao để tìm lại hơi thở thơm mát?

Nguyên nhân gây nên tình trạng sâu răng bị hôi miệng là do vi khuẩn trú ngụ trong lỗ sâu răng phân hủy thức ăn thừa, thải ra chất thải gây mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

Để chấm dứt mùi hôi miệng khi bị sâu răng, cần điều trị dứt điểm bệnh sâu răng, kết hợp với chế độ vệ sinh răng miệng đúng cách, chế độ ăn uống hợp lý và thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần.

Vì sao sâu răng bị hôi miệng?

Sâu răng là bệnh lý răng miệng do các vi khuẩn tấn công cấu trúc răng, hình thành các lỗ trên bề mặt răng (gọi là lỗ sâu răng).

Răng bị sâu gây hôi miệng

Sâu răng bị hôi miệng vì các loại vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng thải ra chất thải khi chúng phân hủy thức ăn thừa và các chất có trong nước bọt, đồng thời thức ăn dễ bị mắc kẹt vào các lỗ sâu răng và khó được vệ sinh sạch, dẫn đến mùi hôi.

Không chỉ gây hôi miệng, sâu răng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Sâu răng vào tủy gây đau nhức, nhiễm trùng khoang miệng, viêm mô tế bào, áp-xe răng, mất răng…

Sâu răng bị hôi miệng phải làm sao?

Để cải thiện tình trạng sâu răng bị hôi miệng, người bệnh cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây hôi miệng là sâu răng.

Khách hàng cần tìm một phòng khám nha khoa chất lượng để thăm khám vấn đề sâu răng của mình. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ sâu răng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Sâu răng bị hôi miệng cần điều trị dứt điểm

Sau khi thăm khám và tư vấn cho khách hàng, nếu khách hàng đồng ý chữa trị thì Bác sĩ sẽ cho khách hàng vệ sinh răng miệng với dung dịch sát khuẩn, lấy vôi răng nếu có nhiều vôi răng và mảng bám.

Với mức độ sâu răng nhẹ, Bác sĩ sẽ làm sạch phần răng bị sâu và trám thẩm mỹ với vật liệu trám chuyên dụng. Với mức độ sâu răng nặng đã lan vào tủy, thì cần nạo phần răng sâu, chữa tủy rồi phục hình lại răng với phương pháp bọc răng sứ hoặc trám răng sứ Inlay – Onlay. Còn trong trường hợp chiếc răng sâu không thể giữ lại, thì buộc phải nhổ bỏ và trồng lại răng giả thay thế răng bị mất.

Diễn viên Hà Trí Quang chăm sóc răng miệng tại Nha khoa Nhân Tâm

Khi răng sâu được giải quyết, vi khuẩn bị loại bỏ thì sẽ không còn tác nhân gây hôi miệng. Tuy nhiên sau khi điều trị sâu răng, bạn cần thực hiện thói quen vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách để phòng ngừa sâu răng và hôi miệng tái lại.

Lời khuyên sau khi điều trị sâu răng bị hôi miệng

Sau khi đã chữa sâu răng, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để có hàm răng chắc khỏe và hơi thở thơm mát:

  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm theo hướng dẫn của Bác sĩ ít nhất 2 lần/ 1 ngày. Nên dùng bàn chải kẽ và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa bám trên răng. Sử dụng dung dịch súc miệng để sát khuẩn, các loại dung dịch súc miệng có mùi thơm sẽ giúp hơi thở thơm mát hơn. Đừng quên chải lưỡi sau khi đánh răng và thay bàn chải 3 tháng/lần nhé.

Khách hàng thăm khám tại Nha khoa Nhân Tâm

  • Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho khoang miệng đủ ẩm vì nước bọt chứa lysozyme có tác dụng diệt khuẩn và bảo vệ răng miệng.
  • Chế độ ăn uống khoa học, không nên ăn vặt. Hạn chế các thực phẩm giàu đường, axit và tinh bột để phòng tránh sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Hạn chế hút thuốc lá và dùng rượu bia. Tăng cường các thực phẩm cho răng thêm chắc khỏe như thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh...
  • Có thể dùng các loại thực phẩm có hương thơm như bạc hà, lá chè xanh, táo đỏ… để giữ cho khoang miệng luôn thơm tho.
  • Thực hiện khám răng định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm tra sức khỏe răng miệng. Nếu có những bất thường về răng miệng, Bác sĩ sẽ phát hiện kịp thời và điều trị ở giai đoạn mới chớm, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm.

Trên đây là những lời khuyên của Bác sĩ cho thắc mắc sâu răng bị hôi miệng thì phải làm sao. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này thì hãy liên hệ cho Bác sĩ càng sớm càng tốt qua Hotline 1900 56 5678 để chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm nhé!