Sâu răng bên trong là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người. Đây là tình trạng sâu răng đã lan vào bên trong, phần men răng bị phá hủy và xuất hiện lỗ lớn, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn có nguy cơ dẫn đến mất răng khá cao. Để khắc phục, cần phải đến nha khoa uy tín để các bác sĩ thăm khám và đưa ra giải pháp phù hợp.
Sâu răng bên trong là như thế nào?
Sâu răng bên trong là tình trạng răng đã bị sâu nặng, ảnh hưởng vào phần bên trong của răng. Ban đầu, sâu răng nhẹ và chỉ xuất hiện các vết đen trên răng. Tuy nhiên, vì không được khắc phục kịp thời khiến vi khuẩn phát triển, phá hủy men răng và lan vào tận bên trong răng, phần ngà răng cũng sẽ bị phá hủy nặng nề, răng sẽ xuất hiện lỗ thủng lớn.
Tình trạng sâu răng bên trong thường xuất hiện ở những răng hàm. Tình trạng này gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh, khiến sinh hoạt, ăn uống gặp nhiều khó khăn, đồng thời còn dẫn đến nguy cơ mất răng cao.
Sâu răng bên trong gây đau nhức, khó chịu
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng bên trong
Sâu răng ở bên trong răng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó có những nguyên nhân phổ biến như sau:
Vệ sinh răng miệng sai cách
Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sâu răng. Thức ăn bị mắc trong răng lâu ngày không được làm sạch sẽ phát sinh vi khuẩn, từ đó tấn công vào bên trong răng và gây sâu răng. Dưới đây là một số sai lầm khi vệ sinh răng miệng mà bạn cần lưu ý:
- Sử dụng bàn chải không phù hợp với kích thước của răng miệng, lông bàn chải cứng, quá 3 tháng không thay bàn chải mới.
- Chải răng theo chiều ngang với lực quá nhanh và mạnh.
- Không vệ sinh lưỡi, không làm sạch hết những cặn bã trên thân răng cũng như trong các kẽ răng.
- Không chải răng đều đặn mỗi ngày, không sử dụng các sản phẩm nước súc miệng, chỉ nha khoa,…
Vệ sinh răng miệng sai cách là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị sâu
Chế độ ăn uống thiếu hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý cũng là nguyên nhân gây sâu răng. Nếu việc ăn uống hàng ngày của bạn sử dụng nhiều các thực phẩm sau thì cần phải sửa đổi ngay lập tức nếu không muốn sức khỏe răng miệng của mình ngày càng xuống cấp trầm trọng.
- Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường và tinh bột.
- Ăn nhiều thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, axit.
- Ăn đồ ăn quá cay, nóng hoặc quá lạnh thường xuyên.
- Uống ít nước, lượng nước không đáp ứng đủ tiêu chuẩn trong ngày.
- Uống nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga.
- Ăn trước khi đi ngủ, nhất là bánh kẹo.
Do nền răng yếu
Nguyên nhân khiến sâu răng bên trong còn có thể do nền răng yếu gây ra. Trong trường hợp cơ thể thiếu các vitamin như D, K2, E, Canxi thì sẽ khiến răng trở nên yếu hơn, dễ gãy rụng. Ngoài ra, ổ xương răng không chắc chắn, men răng bị thiếu sẽ làm cho lớp ngà răng bên trong bị lộ ra, vi khuẩn dễ dàng tấn công và dẫn đến sâu răng.
Ăn nhiều kẹo bánh rất dễ gây sâu răng
Giải pháp khắc phục tình trạng sâu răng bên trong hiệu quả
Trường hợp sâu răng bên trong nhẹ
Với trường hợp sâu răng bên trong nhẹ, bạn có thể áp dụng những phương pháp như:
- Chải răng đều đặn 2 lần/ngày bằng bàn chải lông mềm, đầu nhỏ để có thể len lỏi vào các bề mặt răng. Lưu ý nên thay bàn chải sau hơn 3 tháng sử dụng để tránh vi khuẩn phát sinh và lây lan cho răng.
- Súc miệng bằng dung dịch súc miệng chuyên dụng. Đồng thời sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch răng miệng một cách toàn diện.
- Chú ý vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng. Đây là khu vực chứa nhiều vi khuẩn trong khoang miệng nên không được bỏ qua.
- Bổ sung đầy đủ vitamin D, canxi và lựa chọn các dòng kem đánh răng có chứa fluor để phục hồi men răng.
Súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng để bảo vệ răng chắc khỏe
Trường hợp sâu răng bên trong nặng
Khi phát hiện các dấu hiệu của sâu răng bên trong, bạn cần tìm đến nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát tình trạng răng, chụp phim X-quang để xác định mức độ sâu răng, từ đó đưa ra phương pháp phù hợp.
- Trám răng: Bác sĩ sẽ làm sạch phần mô bị sâu răng, sau đó dùng vật liệu trám chuyên dụng (composite, Inlay/Onlay,…) để khôi phục hình dáng ban đầu của răng.
- Bọc răng sứ: Trường hợp răng sâu đến tủy, cần phải điều trị tủy thì bạn nên lựa chọn bọc răng sứ. Bởi răng sau khi đã lấy tủy sẽ rất giòn và dễ vỡ, cần bọc sứ để bảo tồn răng được lâu dài.
- Trồng răng Implant: Trong trường hợp răng bị sâu nặng, không thể giữ lại được thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ và trồng răng Implant. Đây là phương pháp khôi phục răng mất tối ưu hiện nay với nhiều ưu điểm vượt trội.
Phương pháp trám răng sâu
Hiện nay, Nha khoa Nhân Tâm là địa chỉ chăm sóc và điều trị răng miệng uy tín hàng đầu tại TP.HCM. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, tình trạng sâu răng bên trong sẽ được khắc phục triệt để. Liên hệ ngay đến Hotline 1900 56 5678 để được tư vấn cụ thể nhất.