Khớp cắn là sự tương quan giữa hai hàm trên - dưới, bao gồm cả tỉ lệ cân xứng cũng như tiếp xúc với nhau ở trạng thái nghỉ và khi ăn nhai. Thông thường, hàm răng phải đạt tiêu chuẩn 2 hàm cân đối, răng đều đẹp mới được xem là khớp cắn chuẩn.
Lệch khớp cắn là tình trạng sai lệch của răng hàm trên và răng hàm dưới hoặc hai hàm trên và dưới, các răng trên cung hàm mọc lệch lạc, không thẳng hàng, gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt, ăn nhai gặp khó khan và cả khả năng phát âm.
6 loại sai lệch khớp cắn thường gặp
Khớp cắn vẩu (hô)
Răng hô là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa 2 hàm, hàm trên bị đưa ra nhiều so với hàm dưới. Răng hô có 3 loại: hô răng, hô do xương hàm và hô cả xương và răng. Dựa vào kết quả chụp phim và chuẩn đoán của Bác sĩ mới có thể biết được nguyên nhân và bệnh nhân thuộc tình trạng nào để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Khớp cắn vẩu
Khớp cắn ngược (móm)
Biểu hiện của móm rất dễ nhận biết: Hàm trên bị thụt vào nhiều so với hàm dưới, khi ngậm miệng răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, nhìn nghiêng khuôn mặt bị gãy, cằm lệch, khuôn mặt không cân đối gây mất thẩm mỹ. Răng móm còn gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng, chức năng ăn nhai và phát âm.
Khớp cắn ngược
Khớp cắn hở
Khớp cắn hở là một trong những tình trạng vô cùng nghiêm trọng và khó điều trị trong những dạng sai khớp cắn. Khi bị khớp cắn hở, răng hàm trên không thể chạm răng hàm dưới tạo nên khoảng hở ở giữa, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và đặc biệt là chức năng ăn nhai.
Khớp cắn hở
Khớp cắn đối đầu
Khớp cắn đối đầu là một dạng sai lệch khớp cắn nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phát âm và chức năng ăn nhai. Biểu hiện của tình trạng khớp cắn đối đầu: khi ngậm miệng lại các răng cửa hàm trên và hàm dưới sẽ chạm vào nhau. Theo thời gian, răng có thể bị sứt mẻ hoặc nứt vỡ. Hơn nữa, khớp cắn đối đầu làm cho cằm bị ngắn lại khiến gương mặt không cân đối, rất mất thẩm mỹ.
Khớp cắn đối đầu
Khớp cắn sâu
Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn phổ biến, thể hiện sự bất cân đối của hai hàm trên và hàm dưới do sự sai lệch về khớp cắn tạo nên tương quan không hài hòa, khiến cho hàm dưới “lọt thỏm” và khuất sâu bên trong hàm trên. Cách nhận biết tình trạng khớp cắn sâu thông qua một số đặc điểm dưới đây:
- Răng hàm dưới có thể tiếp xúc hoặc không tiếp xúc với răng hàm trên. Ở mức độ nặng thì răng hàm dưới sẽ không chạm vào răng hàm trên mà nằm khuất sau trong răng hàm trên.
- Khi ngậm miệng ở trạng thái nghỉ sẽ thấy rất ít hoặc thậm chí không thấy răng hàm dưới.
- Gương mặt thiếu cân đối, hài hòa.
- Đường nối 3 phần trán – mũi – cằm có thể thẳng hoặc bị gãy khúc tùy vào mức độ cắn sâu cụ thể ở mỗi người.
Khớp cắn sâu
Khớp cắn chéo
Khớp cắn chéo là sự mất đối xứng giữa tổng thể 2 hàm, thể hiện rõ nhất ở răng cửa. Sự tiếp xúc giữa các răng ở cả hàm trên và dưới không đạt tiêu chuẩn tốt nhất ảnh hưởng đến quá tình tạo lực khi ăn nhai. Đồng thời, khớp cắn chéo nghiêm trọng khiến khuôn mặt bị lệch, gương mặt không cân đối.
Khớp cắn chéo
Giải pháp điều trị sai khớp cắn hiệu quả
Những vấn đề liên quan đến khớp cắn như khớp cắn chéo, khớp cắn lệch, khớp cắn sâu,…đều cần phải giải quyết càng sớm càng tốt bởi tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và sức khỏe răng miệng.
Do vậy cách khắc phục các dạng sai lệch khớp cắn sẽ được chỉ định sau khi bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể:
- Sai lệch khớp cắn do răng: Nếu như nguyên nhân là do răng thì B chọn cách niềng răng để dịch chuyển răng hàm trên và hàm dưới hài hòa, cân đối với nhau.
- Sai lệch khớp cắn do xương hàm: Nếu nguyên nhân là do xương hàm thì chỉ có phương pháp phẫu thuật hàm mới khắc phục hiệu quả. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật xương hàm giúp khớp cắn đạt tỉ lệ chuẩn.
Niềng răng – Giải pháp khắc phục hiệu quả các sai lệch của khớp cắn
Niềng răng là giải pháp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn hiệu quả
Giúp hàm răng đều đẹp, hài hòa và cân đối.
Đảm bảo chức năng ăn nhai như răng thật.
Đưa khớp cắn về tương quan chuẩn.
Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nha chu,...
Hiệu quả ở cả trẻ em và người trưởng thành.
Quy trình thăm khám – điều trị sai lệch khớp cắn tại Nha khoa Nhân Tâm
BƯỚC 1: Thăm khám, chụp phim, lấy dấu bằng công nghệ 3Shape 3D không đau và nhanh chóng.
BƯỚC 2: Lập kế hoạch điều trị bằng phần mềm phân tích chỉnh nha hiện đại Vceph 3D.
BƯỚC 3: Cạo vôi răng và điều trị bệnh lý răng miệng trước khi niềng răng.
BƯỚC 4: Đặt thun tách kẽ và tiến hành gắn mắc cài niềng răng cho bệnh nhân
BƯỚC 5: Mỗi tháng, bệnh nhân đến nha khoa để thay dây cung, Bác sĩ theo dõi quá trình dịch chuyển của răng.
BƯỚC 6: Tháo mắc cài. Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng hàm duy trì nhằm tránh tái phát sau khi niềng răng.
Khách hàng niềng răng tại Nha khoa Nhân Tâm
Bạn đang tìm những review nha khoa tốt? Với hơn 20 năm hoạt động, Nha khoa Nhân Tâm đã điều trị thành công, mang lại nụ cười đẹp cùng sự tự tin cho nhiều Khách hàng. Niềng răng là một quá trình lâu dài, vì vậy đòi hỏi Bác sĩ có chuyên môn cao cùng sự kiên nhẫn của khách hàng sẽ mang đến kết quả điều trị hoàn hảo.