TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng sâu vào tủy phải chữa trị như thế nào?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 3.041
Răng sâu vào tủy là một bệnh lý cần được mọi người quan tâm. Bởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên những biến chứng đáng tiếc. Để hiểu hơn về răng sâu vào tủy và cách điều trị, hãy tham khảo bài viết bên dưới nhé!

Răng sâu vào tủy là tình trạng sâu răng tiến triển rất nghiêm trọng, bệnh đã lây lan tới tủy răng và gây viêm tủy. Nếu mọi người không điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm về mặt sức khỏe răng miệng. Khi bị răng sâu vào tủy nên làm gì, cách nhận biết dấu hiệu răng sâu vào tủy sẽ được nói rõ trong bài viết sau!

Sơ lược về tình trạng răng sâu vào tủy

Răng của mỗi người đều có cấu tạo bao gồm chân răng, cổ răng và thân răng. Ngoài ra, răng có 3 thành phần chính đó là phần men răng nằm ở bên ngoài, tiếp theo là lớp ngà răng và cuối cùng chính là tủy răng nằm ở trung tâm của răng.

Răng sâu vào tủy là tình trạng lỗ sâu đã hình thành ở bề mặt của răng trước đó. Sau một thời gian, lỗ sâu dần ăn vào men răng, ngà răng và tiến sâu vào buồng tủy của thân răng. Khiến cho buồng tủy bị lộ ra ngoài, làm các tác nhân xấu bên ngoài như nước uống, vi khuẩn và thức ăn xâm nhập trực tiếp vào buồng tủy.

Tủy răng gồm hai thành phần chính là dây thần kinh với chức năng giúp răng cảm nhận các kích thích từ bên ngoài. Ví dụ như nhiệt độ nóng lạnh, độ cứng mềm khi ta nhai thức ăn và mùi vị có trong thức ăn. Tủy răng còn chứa rất nhiều mạch máu có chức năng vận chuyển và cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi sống những chiếc răng.

Tất cả những điều ảnh hưởng đến tủy đều có tác động xấu đến sự phát triển của một chiếc răng. Đôi khi chúng còn ảnh hưởng xấu đến những chiếc răng khác ở vị trí kế bên, hoặc ảnh hưởng đến phần nướu.

Sơ lược về tình trạng răng sâu vào tủy

Răng sâu vào tủy có nguy hiểm hay không?

Răng sâu vào tủy nếu không được điều trị kịp thời sẽ tạo ra cảm giác ê buốt, đau nhức mỗi khi ăn uống khó khăn. Ngoài ra, răng còn trở nên nhạy cảm với các loại thức uống hoặc đồ ăn cay nóng, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn tới mất răng.

Khi tủy răng bị viêm và hoại tử sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề nguy hiểm cho răng miệng như: viêm quanh chóp răng, viêm cuống răng, gây rụng răng, ổ xương răng bị áp xe lây lan sang các răng kề bên,… Nếu muốn ngăn chặn sâu răng ăn vào tủy thì bạn nên thực hiện các biện pháp sau:

  • Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm để làm sạch vi khuẩn, mảng bám ở trên phần răng và nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng sau khi đánh răng để loại bỏ vi khuẩn cứng đầu mà bàn chải không làm sạch được.
  • Lập chế độ dinh dưỡng hợp lý, không nên ăn thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ, các loại thức ăn nhiều đường, tinh bột.
  • Khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần để vệ sinh răng và phát hiện các bệnh lý răng miệng sớm nhất.

Các giai đoạn khi bị răng sâu vào tủy

Khi bị răng sâu vào tủy, mọi người không chỉ cảm thấy đau nhức, khó chịu mà mức độ đau nhức sẽ ngày một tăng qua các giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: hình thành bệnh

Biểu hiện của bệnh răng sâu vào tủy giai đoạn đầu chính là bạn sẽ cảm thấy đau nhức răng, đặc biệt là khi ăn uống đồ nóng lạnh hoặc bị thay đổi về áp suất.

Giai đoạn 2: răng sâu vào tủy

Giai đoạn này thì các cơn đau sẽ đến nhiều với cường độ nặng hơn. Răng bị sâu vào tủy sẽ trở nên đau buốt, đau liên tục và đau nhức khi về đêm. Chúng sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, ăn uống không ngon, làm gián đoạn công việc khi bị đau.

Các giai đoạn khi bị răng sâu vào tủy

Giai đoạn 3: viêm tủy dạng nặng

Đây là dấu hiệu răng sâu đến tủy vô cùng nghiêm trọng và nếu không được điều trị sẽ gây viêm tủy răng và hoại tử tủy.

Phương pháp điều trị răng sâu vào tủy hiệu quả là gì?

Có rất nhiều cách chữa răng sâu vào tủy tại nhà nhưng tác dụng chỉ có thể giảm đau tạm thời, không thể chữa dứt điểm. Nếu muốn điều trị dứt điểm, các bạn nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị.

Răng sâu vào tủy nhẹ

Cách hiệu quả nhất khi răng sâu vào tủy là điều trị nội nha. Các bác sĩ sẽ dùng dụng cụ khoan để mở ống tủy và loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm. Sau khi ống tủy đã được làm sạch, họ sẽ lấy vật liệu gutta percha để trám phần ống tủy để ngăn vi khuẩn xâm nhập một lần nữa.

Răng sâu vào tủy sau khi được điều trị sẽ không còn bị đau nhức, việc ăn nhai sẽ trở lại bình thường. Đa phần sau khi điều trị tủy, bác sĩ sẽ khuyên khách hàng nên bọc răng sứ để khôi phục hình dáng cho răng.

Phương pháp điều trị răng sâu vào tủy

Răng sâu không thể điều trị

Nếu răng sâu vào tủy quá nặng, không thể điều trị tủy để giúp bảo tồn, thậm chí nếu cố giữ sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho răng miệng thì việc nhổ răng là điều cần thiết. Răng sâu không thể điều trị bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Hy vọng một số thông tin về răng sâu vào tủy mà Nha Khoa Nhân Tâm đã chia sẻ sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về bệnh lý này. Các bạn cần sắp xếp thời gian để đến nha khoa thăm khám nếu phát hiện những dấu hiệu của bệnh, tránh tình trạng răng sâu trở nặng gây nhiều ảnh hưởng xấu nhé.