Sâu răng vẫn luôn là nỗi ám ảnh đối với tất cả mọi người. Hàn răng, trám sâu có lẽ là những thuật ngữ không còn xa lạ với người bị sâu răng. Nhưng không phải lúc nào cũng dùng đến hai phương pháp trên. Đối với những lỗ sâu nhỏ, chúng ta có cần thiết phải hàn răng không? Răng sâu tự lành có được không?
Biểu hiện khi bị sâu răng
Sâu răng là tình trạng răng đang bị tấn công bởi vi khuẩn, làm phá hủy liên kết của các mô răng, hình thành những lỗ nhỏ trên thân răng. Một khi sâu răng phá vỡ liên kết thì lỗ răng sâu sẽ càng to, mô răng sẽ không được chắc nữa, dễ bị bể dưới tác động của lực hoặc sự thay đổi quá đột ngột của nhiệt độ.
Răng sâu thường xuất hiện ở răng hàm, đặc biệt là mặt hàm nhai vì đây là nơi sẽ tiếp xúc nhiều nhất với thực phẩm, nó cũng là nơi có nhiều khe rãnh làm thức ăn bị đọng lại nhưng không được làm sạch triệt để. Triệu chứng ban đầu của sâu răng là màu răng bị thay đổi, lúc này mọi người sẽ chưa cảm thấy gì vì lỗ sâu răng chưa gây ra tình trạng đau nhức. Sau một khoảng thời gian, răng sẽ chuyển dần sang màu nâu hoặc màu đen.
Răng sâu tự lành có được không là thắc mắc của nhiều người
Lỗ sâu ở răng bắt đầu xuất hiện gây khó chịu khi thức ăn bị vướng vào lỗ sâu, cảm thấy ê buốt khi gặp thức ăn nóng, lạnh. Nếu mọi người vẫn tiếp tục để lỗ sâu răng phát triển thì phần đáy lỗ sẽ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu nhất của răng làm tình trạng trở nên nặng hơn. Khi bạn cảm nhận đau nhức kéo dài, hoặc mức độ đau càng ngày càng nhiều thì có thể tủy răng đã bị sưng viêm. Ngoài ra, khi bị sâu răng, hơi thở sẽ còn có mùi hôi gây ra trở ngại trong giao tiếp.
Răng sâu tự lành được hay không?
Nếu muốn để sâu răng tự lành thì chúng ta cần phải đáp ứng được 2 tiêu chí sau đây:
Thứ nhất: sâu răng không xâm nhập vào ngà răng ở bên dưới
Muốn răng sâu tự lành thì quá trình mất khoáng và tái khoáng chỉ được diễn ra tại men răng. Một khi sâu răng đã tiến triển vượt qua ranh giới nằm giữa 2 lớp men và ngà thì nó sẽ tiếp tục lan rộng mà không thể tự lành nếu bạn không được làm sạch và hàn trám bởi bác sĩ.
Có một số trường hợp các lỗ sâu rất nhỏ có thể quan sát bằng mắt thường lại gây đau và buốt nhiều. Ngoài ra còn có tình trạng sâu răng dạng núi lửa, có nghĩa là ở phía trên nhỏ nhưng đi sâu xuống dưới thì sâu càng to.
Răng sâu tự lành
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sâu răng đã lan đến lớp ngà, phần phía trên lớp men được tái khoáng liên tục nên lỗ sâu sẽ không thể mở rộng. Nhưng bên dưới lớp ngà răng không có khả năng tái khoáng kèm theo việc thức ăn cứ bị giắt vào không thể làm sạch.
Lâu dần vi khuẩn sẽ phân hủy thức ăn tạo thành acid và tiếp tục tiến triển sâu răng. Khi mà bạn cảm nhận được cảm giác đau hoặc ê buốt thì sâu thường đã lan đến tủy. Có một đặc điểm dễ nhận biết nhất chính là xung quanh lỗ sâu nhỏ trên mô răng thường bị đổi sang màu xanh hoặc đen.
Thứ hai: làm các biện pháp hạn chế quá trình mất khoáng và tăng cường tái khoáng
Muốn làm được điều này còn phải phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc răng miệng của chính các bạn:
Cần phải đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và sử dụng chỉ nha khoa sau khi ăn để giảm sự phát triển của vi khuẩn, giúp giảm bớt sự hiện diện của axit gây hại đến men răng. Sau khi chải răng xong, không được súc miệng hoặc rửa sạch hoàn toàn kem đánh răng và không được ăn uống sau khi đánh răng khoảng 30 phút. Cách làm này giúp men răng có thời gian hấp thụ lượng fluor có trong kem đánh răng và thành phần khoáng có trong nước bọt vừa tiết.
Ngoài ra bạn cũng hãy hạn chế tiêu thụ đường, thực phẩm và đồ uống có nhiều đường. Nếu ăn uống quá nhiều đường sẽ làm tăng sản xuất axit của vi khuẩn. Thay vào đó nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, phô mai, cá và trứng để thúc đẩy quá trình tái khoáng.
Cách điều trị sâu răng ra sao?
- Đối với tình trạng mới chớm sâu: bạn có thể áp dụng 2 cách trên thì răng sâu sẽ tự lành. Hoặc có thể dùng thuốc chấm vào chỗ bị sâu, phương pháp này chỉ nên được sử dụng cho những chỗ sâu ở phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.
Cách điều trị sâu răng
- Nạo bỏ phần răng đang bị sâu, cách này áp dụng được cho tất cả lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng để ngăn chặn sự phát triển của răng sâu.
- Điều trị tái khoáng phần bị sâu, dùng các dung dịch như cacium, phosphate, florinê đổ chỗ răng bị sâu.
Những phương pháp trên chỉ áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng bị sâu để vùng đó ngừng phát triển. Dưới đây là những cách điều trị tại nha khoa bạn có thể tham khảo:
Trám răng sâu: cách đơn giản nhất để chữa sâu răng tại nha khoa, bác sĩ sẽ áp dụng đối với răng bị sâu.
Nếu lỗ sâu quá lớn thì các bạn nên áp dụng phương pháp bọc răng sâu để tái tạo lại hình dạng răng một cách nhanh chóng.
Răng sâu tự lành được đối với những chiếc răng bị sâu nhẹ. Còn tình trạng nặng hơn thì mình khuyên các bạn nên đến nha khoa để chữa trị. Ngoài việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, mọi người cũng nên đến nha khoa Nhân Tâm để thăm khám định kỳ nhé!