TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng sâu bị vỡ có trám được không? Nguyên nhân bị vỡ là gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 11,410
Răng sâu bị vỡ sẽ gây ra những trở ngại trong việc ăn uống, mất thẩm mỹ. Hôm nay nha khoa Nhân Tâm sẽ giải đáp thắc mắc răng sâu bị vỡ có trám lại được không nhé!

Một trong những phương pháp khắc phục tình trạng sâu răng tiết kiệm chính là trám răng. Vậy răng sâu bị vỡ có trám được không? Nguyên nhân bị vỡ như thế nào? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, cùng đọc hết bài viết dưới đây để có đáp án nhé!

Lý do khiến răng sâu bị vỡ

Răng sâu bị vỡ xuất hiện khá bất chợt, thông thường sẽ không có dấu hiệu cảnh báo trước. Có rất nhiều lý do khiến răng sâu bị vỡ, dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân phổ biến nhất:

Do bệnh răng miệng

Hai bệnh lý phổ biến làm răng sâu bị vỡ là sâu răng và thiếu men răng.

  • Sâu răng: do vi khuẩn tích tụ quá nhiều trong khoang miệng có thể dẫn đến sâu răng. Lúc này bề mặt men răng sẽ dần dần hình thành các lỗ sâu. Những lỗ sâu phát triển càng lớn sẽ khiến thân răng bị đục rỗng, mỏng và dễ nứt vỡ khi gặp những tác động mạnh.
  • Thiểu sản men răng: Đây là tình trạng men răng hình thành nhưng phát triển không đầy đủ do thiếu hụt các dưỡng chất quan trong. Từ đó làm cho lớp men răng bị yếu, dễ nứt vỡ khi ăn uống.

Lý do khiến răng sâu bị vỡ

Do vừa điều trị tủy

Tủy răng sẽ đảm nhận chức năng nuôi dưỡng răng, giúp răng cảm nhận được mùi vị và nhiệt độ,… Cho nên chữa tủy cũng giống như lấy đi chất dinh dưỡng đang nuôi răng, nên việc răng không còn khỏe mạnh như trước là điều không thể nào tránh khỏi. Biểu hiện cụ thể nhất là sau khi chữa tủy răng sẽ giòn hơn, chịu lực kém hơn trước. Sau đó dễ bị sâu và sứt mẻ khi hoạt động mạnh,…

Tóm lại, khi hoàn thành việc lấy tủy, bạn cần phải bọc răng sứ để bảo vệ răng được chắc khỏe. Răng giả bằng sứ có thể bảo vệ và che chắn cho phần răng thật còn lại,  không để chúng bị vỡ, mẻ hoặc mắc phải các bệnh lý nha khoa khác.

Do tác động bởi ngoại lực

Dù cấu tạo của răng đã rất chắc khỏe, nhưng không đồng nghĩa với việc chúng không bị vỡ. Những tác động ngoại lực do tai nạn hoặc vật cứng đập vào răng là hai trong số nhiều tác nhân làm răng bị chấn thương, dẫn đến nguy cơ bị vỡ răng.

Nha khoa Nhân Tâm đã từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị mất răng hoàn toàn do va đập mạnh. Muốn bảo vệ răng tốt nhất thì bạn không nên chủ quan trong các hoạt động thường ngày.

Do thói quen xấu hằng ngày

Một vài thói quen xấu sẽ khiến răng bị bào mòn và yếu đi, sau đó dẫn đến vỡ mẻ.

  • Thường xuyên nhai thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Do mở nắp chai bằng răng, làm sạch răng miệng không đúng cách,…
  • Nghiến răng hoặc thói quen cắn răng quá chặt

Răng sâu bị vỡ có nguy hiểm không?

Răng bị nứt vỡ sẽ để những ảnh hưởng không nhỏ trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra còn kèm theo một số hậu quả dưới đây:

  • Mất thẩm mỹ: răng cửa, răng nanh, răng sâu bị gãy vỡ hoặc sứt mẻ có thể khiến bạn không thể tự tin nói chuyện và cười.
  • Ảnh hưởng đến cách phát âm, khả năng học tiếng Anh, đặc biệt là những âm cần phải bật hơi thì không thể nói chuẩn.
  • Làm tổn thương mô mềm: răng bị vỡ, gờ răng sắc nhọn có thể làm xước nướu, chảy máu vùng má và tổn thương lưỡi.
  • Răng rất dễ bị ê buốt, nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với đồ quá nóng hoặc lạnh.
  • Thường xuyên bị chảy máu mỗi khi đánh răng.
  • Răng hàm bị vỡ làm bạn không thể ăn nhai một cách bình thường.
  • Răng bị vỡ do sâu răng, viêm nha chu còn gây đau đớn dữ dội, đau ê ẩm cả ngày làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Nguy cơ lây nhiễm sang các răng bên cạnh là rất cao.

Răng sâu bị vỡ có nguy hiểm không

Răng sâu bị vỡ có trám được không?

Răng sâu bị vỡ trong mọi trường hợp đều cần phải thăm khám, xử lý kịp thời để tránh những ảnh hưởng về thẩm mỹ và ăn nhai. Câu hỏi răng sâu bị vỡ có trám được không thì câu trả lời là có. Trường hợp răng bị bể, mẻ lớn hoặc gãy ngang thân răng thì chúng ta nên dùng phương pháp bọc sứ.

Trám răng sâu bị vỡ

Bác sĩ nhận định rằng nếu răng sâu bị vỡ, thì việc đầu tiên là phải nạo bỏ mô răng sâu, còn lại các mô răng thật sẽ được hỗ trợ và điều trị theo hướng nạo vết sâu và trám để bảo tồn răng thật.

Phương pháp trám thường được áp dụng để xử lý răng sâu bị vỡ nhưng phương pháp này thường không bền. Miếng trám răng dễ bị vỡ, bong bật sau một thời gian nhất định, đặc biệt là đối với răng sâu bị vỡ lớn sẽ không có hiệu quả. Trám răng sâu bị bể giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào số lượng răng và công nghệ mà bạn chọn.

Bọc sứ cho răng sâu

Bọc răng sứ cho răng sâu bị bể thường áp dụng cho trường hợp thân răng tự nhiên vẫn còn nhiều, không bị vỡ trên 50%. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ gắn trực tiếp mão sứ lên thân răng bị nứt để khôi phục lại vẻ ngoài của răng. Đồng thời, giúp răng tiếp tục làm tốt nhiệm vụ cắn, nhai thức ăn của chúng. So với trám răng, bọc mão sứ có hiệu quả lâu dài hơn. Các công nghệ thẩm mỹ răng sứ hiện nay đều có tuổi thọ răng rất cao, khoảng 10-20 năm tùy loại.

Răng sâu bị vỡ có trám được không

Cách phòng ngừa răng bị vỡ

Để phòng ngừa và hạn chế răng bị vỡ, các bạn cần để tâm với một số lưu ý sau:

  • Bổ sung đủ canxi, flour cho răng luôn chắc khỏe, hạn chế các bệnh lý về răng miệng
  • Luôn vệ sinh răng miệng đúng cách bằng bàn chải mềm, kem đánh răng phù hợp
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước muối hàng ngày để giữ răng sạch sẽ
  • Thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần, nên đi kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bất thường

Câu hỏi răng sâu bị vỡ có trám được không đã được giải thích rõ trong bài viết trên. Thông thường các bác sĩ phải kiểm tra kỹ mới xác định được hướng hỗ trợ điều trị phù hợp cho mọi người. Bạn có thể đăng ký lịch hẹn và tư vấn miễn phí tại nha khoa Nhân Tâm nhé!