TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Cần làm gì khi răng nhiễm flour

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 2,433
Răng nhiễm flour có biểu hiện thế nào? Phải làm sao để khắc phục? Đây là những băn khoăn, lo lắng của không ít khách hàng khi nghi ngờ răng mình bị nhiễm flour với những mảng trắng đục trên thân răng. Để giúp khách hàng giải đáp băn khoăn này, Nha khoa Nhân Tâm đã tổng hợp các thông tin cơ bản cần thiết trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.

Răng nhiễm flour với biểu hiện đặc trưng là các đốm màu trắng đục trên bề mặt răng có thể xảy ra do sử dụng nhiều thực phẩm, nước uống, kem đánh răng, nước súc miệng,… chứa nhiều flour.

Khi gặp tình trạng này, bạn có thể lựa chọn biện pháp tẩy trắng nếu mức độ nhiễm flour nhẹ hoặc bọc răng sứ, dán sứ khi tình trạng nặng nề hơn và đã hình thành các lỗ trên bề mặt răng để lấy lại hàm răng trắng sáng, khỏe đẹp đồng thời bảo vệ răng khỏi các yếu tố gây hại.

Răng nhiễm flour là gì? Do nguyên nhân nào gây nên?

Răng nhiễm flour là tình trạng xuất hiện những đốm màu trắng trắng đục trên bề mặt răng do tiếp xúc với hàm lượng lớn flour trong quá trình men răng hình thành (đa số là từ khi còn nhỏ tới tuổi vị thành niên).

Răng có thể bị nhiễm flour từ các nguồn:

  • Nước uống (một số khu vực đã bổ sung flour vào nguốn nước sinh hoạt với mục đích giảm tỉ lệ sâu răng).
  • Dùng quá nhiều nước súc miệng.
  • Sử dụng kem đánh răng, kem đánh răng chứa hàm lượng flouries quá lớn.

Kem đánh răng chứa hàm lượng flouries quá lớn có thể khiến răng nhiễm flour

Răng nhiễm flour có biểu hiện như thế nào?

Các biểu hiện khi răng bị nhiễm flour được phân chia thành các cấp độ từ nghi ngờ đến rất nặng theo H. Trendley Dean như sau:

  • Nghi ngờ: Bề mặt răng xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng đục.
  • Rất nhẹ: Những đốm trắng nhỏ bắt đầu tạo thành các mảng lớn hơn nhưng không quá 25% diện tích bề mặt răng.
  • Nhẹ: Trên răng có nhiều mảng màu trắng đục nhưng chưa chiếm quá 50% diện tích bề mặt răng.
  • Nặng: Toàn bộ thân răng đều chuyển sang màu trắng đục, có một số vị trí chuyển hẳn sang màu nâu.
  • Rất nặng: Có nhiều lỗ rời rạc xuất hiện trên thân răng.

Dấu hiệu nhận biết răng nhiễm flour

Điều trị răng bị nhiễm flour như thế nào?

Tẩy trắng răng

Với những người răng bị nhiễm flour mức độ nhẹ, rất nhẹ hoặc nghi ngờ nhiễm flour do có một vài đốm trắng trên răng thì có thể áp dụng biện pháp tẩy trắng. Với công nghệ tẩy trắng răng hiện đại ngày nay, bạn có thẻ nhanh chóng lấy lại hàm răng với màu sắc tự nhiên nhất.

Cùng với đó, bạn cần hạn chế để răng tiếp xúc với flour bằng cách:

  • Giảm thiểu việc sử dụng nước uống, nước sinh hoạt chứa nhiều flour.
  • Sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng chứa ít flour.
  • Cân bằng lại dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Răng sứ thẩm mỹ

Bọc răng sứ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng răng bị nhiễm flour

Trường hợp răng bị nhiễm flour ở mức độ nặng hoặc đã hình thành các lỗ trên bề mặt răng thì biện pháp tẩy trắng sẽ không mang lại hiệu quả. Lúc này, bạn nên cân nhắc bọc răng sứ hoặc dán sứ veneer để khắc phục các vấn đề trên răng và bảo vệ răng tối ưu nhất.

Với kỹ thuật bọc răng sứ, bác sĩ sẽ chụp lên các răng bị hư hại những mão sứ có khả năng chống nhiễm màu. Nhờ vậy, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được hàm răng trắng sáng, khỏe đẹp và bảo vệ được răng thật khỏi các yếu tố gây hại từ bên ngoài.

Còn khi lựa chọn dán sứ veneer, tỉ lệ mài răng sẽ ít hơn, giúp bạn bảo tồn tối đa răng thật nhưng đây chỉ là một miếng dán sứ mỏng ở bề mặt răng phía trước nên hiệu quả bảo vệ răng khỏi các yếu tố gây hại sẽ không cao như bọc răng sứ.

Làm sao để phòng tránh răng nhiễm flour

Vệ sinh răng đúng cách và thường xuyên

Đa số các vấn đề răng miệng bao gồm cả nhiễm flour đều có thể xảy ra do quá trình vệ sinh răng miệng không đúng cách. Hãy lựa chọn loại kem đánh răng với hàm lượng flour phù hợp và chải răng nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày ít nhất 2 lần.

Chăm sóc răng đúng cách để phòng tránh hiện tượng nhiễm flour

Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý

Không nên ăn các thực phẩm gây hại cho men răng hoặc chứa quá nhiều flour, nhất là các thực phẩm chứa cồn, đồ uống có gas, màu thực phẩm,… Đồng thời, tăng cường ăn các thực phẩm có lợi cho nướu và men răng.

Mong rằng các thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng tránh răng nhiễm flour trên đây đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích. Từ đó có thể phòng tránh, nhận biết sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy tới phòng khám răng gần nhất để được thăm khám và tư vấn cụ thể nếu thấy hàm răng của mình có những dấu hiệu bất thường nhé.