TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng mọc thừa ở hàm trên là gì? Có nguy hiểm hay không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 25,508
Răng mọc thừa là một hiện tượng bất thường ở trên cung hàm. chúng có thể để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Cùng tìm kiếm giải pháp khắc phục hiện tượng răng mọc thừa ở hàm trên qua qua bài viết sau nhé!

Thông thường, một hàm răng sẽ phát triển qua hai giai đoạn là răng sữa (20 chiếc) và răng vĩnh viễn (32 chiếc). Nếu số răng lớn hơn số lượng ở trên thì đó là những chiếc răng mọc thừa. Răng mọc thừa sẽ không đảm nhận chức năng gì cả, cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu chi tiết về răng mọc thừa ở hàm trên là gì nhé!

Sơ lược về răng mọc thừa ở hàm trên

Nguyên nhân khiến răng mọc thừa

Răng mọc thừa ở hàm trên còn được gọi là răng dư, răng thừa. Nói đến số lượng răng mọc trên cung hàm của bạn nhiều hơn so với bình thường. Những chiếc răng này sẽ mọc ở những vị trí rất “kỳ cục”, không theo một sự sắp xếp nào ở trên cung hàm của con người.

Xét đúng theo tiêu chuẩn thì số lượng răng sữa ở trẻ em sẽ là 20 chiếc. Sau khi thay răng, một người bình thường sẽ có khoảng 32 chiếc răng vĩnh viễn. Gồm có 2 răng cửa chính, 2 răng cửa phụ, 2 răng nanh, 4 răng tiền hàm, 4 răng hàm lớn và cuối cùng là 4 chiếc răng khôn.

Răng mọc thừa chủ do di truyền từ bố mẹ, ông bà sang con cháu. Ngoài ra còn có một số trường hợp dị tật bẩm sinh làm răng mọc thừa như: sứt môi, loạn phát xương đòn hay hội chứng Gardner.

Sơ lược về răng mọc thừa ở hàm trên

Răng mọc thừa để lại hậu quả gì?

Những chiếc răng mọc thừa ở hàm trên sẽ để lại rất nhiều ảnh hưởng cho chủ nhân, có thể kể đến như sau:

  • Nếu xuất hiện chiếc răng thứ 33 trên cung hàm: Đối với người bình thường thì 32 răng chính là số lượng tối đa mà một hàm răng chứa được. Nếu vượt quá con số trên thì hàm răng của bạn đã bị thừa, gây mất cân đối về khuôn răng, làm sai lệch khớp cắn.
  • Răng thừa thường có hình thù dị dạng: Răng thừa sẽ khác hẳn so với răng bình thường. Ngoài ra, bạn sẽ không thể phân biệt được chúng thuộc nhóm răng hàm, răng nanh hay là răng của.
  • Răng mọc thừa sẽ mọc lệch ở trên cung hàm: Chúng thường chen giữa các răng hoặc mọc về phía trước hoặc phía sau răng. Đa phần tình trạng phổ biến nhất vẫn là răng mọc thừa ở hàm trên.
  • Không có chức năng ăn nhai: Do vị trí mọc sai lệch trên cung hàm, lại có hình dạng nhỏ, khác biệt so với những chiếc răng khác nên răng thừa sẽ không có chức năng ăn nhai.
  • Dễ mắc phải các bệnh lý răng miệng: Do răng mọc thừa nên sẽ tạo thành những chỗ trống, làm thức ăn dễ vướng vào, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và gây các bệnh lý răng miệng.

Có cần nhổ răng mọc dư thừa không?

Muốn nhổ răng mọc dư thừa còn phải căn cứ vào hệ thống răng ở trên cung hàm, không phải lúc nào răng thừa nào cũng phải nhổ bỏ. Đối với những chiếc răng mọc thừa nhưng không tạo thành thế 3 răng, không làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai thì không cần phải nhổ. Nếu nhổ răng thừa sẽ gây hại cho sức khỏe răng miệng thì các bạn cũng đừng nên nhổ.

Có cần nhổ răng mọc dư thừa không?

Dưới đây là một số trường hợp răng mọc thừa bắt buộc phải nhổ bỏ:

– Răng mọc thừa bị lệch, mọc không đúng khuôn hàm, lộ hẳn ra bên ngoài. Hình dáng khác với những răng khác, không có chức năng ăn nhai và làm mất thẩm mỹ.

– Răng mọc thừa gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng nếu tạo thế ba chân (2 răng bình thường và 1 răng thừa). Lúc này thế răng 3 chân sẽ hình thành các rãnh làm cho thức ăn mắc vào, bàn chải sẽ không thể làm sạch hết mảng bám. Đó chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, lúc này việc nhổ răng là cần thiết để hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ.

– Răng mọc chen chúc, lấn chiếm vị trí của những chiếc răng chính, làm thay đổi cấu trúc của khuôn hàm, khiến cả hàm răng bị xô lệch, nếu để lâu có thể dẫn đến sai khớp cắn.

– Răng thừa bị sâu trong xương ổ răng, nằm gần ống thần kinh có thể chèn ép hệ thống thần kinh.

Những trường hợp răng mọc thừa thường gặp

Răng mọc thừa ở hàm trên

Răng mọc thừa ở hàm trên là hiện tượng hay xảy ra nhất vì chiếc răng dư sẽ trồi lên từ phía hàm ếch không theo sự sắp xếp nào cả. Chiếc răng này bị thừa có thể là do nhổ răng sữa quá muộn khiến răng vĩnh viễn mọc ra không đủ chỗ, bắt buộc phải mọc sai vị trí.

Răng mọc thừa ở hàm dưới

Răng mọc thừa hàm dưới cũng giống ở hàm trên là chúng sẽ mọc lệch ra khỏi cung hàm ở nướu hoặc bên cạnh răng chính.

Răng mọc dư ở kẽ giữa

Răng dư kẽ giữa là tình trạng mọc chen vào giữa 2 răng cửa, vừa không có tác dụng còn gây mất thẩm mỹ. Nếu nhổ chiếc răng dư này đi cũng sẽ gây ra tình trạng bị thưa răng cửa.

Mọc thừa răng hàm ở phía trong

Mọc thừa răng hàm là một tình trạng rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì các răng hàm khi mọc lên sẽ có kích thước rất to, không đủ chỗ để chúng mọc nên phải mọc lệch ra ngoài.

Răng thừa bị mọc ngầm

Răng thừa mọc ngầm là chiếc răng mọc phía trong nướu rất khó để phát hiện trừ khi chụp X-quang. Răng thừa mọc ngầm có thể gây chèn ép, xô lệch cả hàm răng. Nếu bạn không phát hiện và giải quyết sớm có thể tạo thành u nang quanh răng, nặng hơn là hỏng cả bộ hàm.

Những trường hợp răng mọc thừa thường gặp

Nhổ răng mọc thừa ở hàm trên có an toàn không?

Có rất nhiều người đang lo lắng nhổ răng thừa sẽ làm ảnh hưởng tới hệ thống dây thần kinh, làm đau đầu hay ảnh hưởng tới những răng khác. Bạn nên biết rằng, kết cấu xung quanh răng của chúng ta rất vững chắc. Dây thần kinh thì nằm sâu bên dưới xương hàm nên lúc nhổ răng sẽ không gây nguy hiểm cho hệ thần kinh trung ương.

Tại Nha Khoa Nhân Tâm, trước khi nhổ răng thừa, các bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận về sự liên đới giữa răng thừa với các răng kế bên và các dây thần kinh. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn biết răng thừa này có làm ảnh hưởng đến hàm hay không rồi mới bắt đầu nhổ. Thời gian thực hiện một ca nhổ răng thừa khoảng 10 - 20 phút.

Đối với trường hợp răng thừa mọc ở vị trí răng cửa, sau khi nhổ có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Bạn có thể chọn phương pháp bọc răng sứ để che kín chỗ trống do răng thừa để lại.

Khi bạn thấy răng của mình xuất hiện tình trạng răng mọc dư thừa ở hàm trên làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì hãy đến ngay nha khoa Nhân Tâm nhé. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc đến trực tiếp để được khám và tư vấn tận tình.