TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng hàm trẻ em có thay không?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,762
Răng hàm trẻ em có thay không? Là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh thắc mắc từ trước đến nay. Bởi những răng này đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt động ăn nhai, giúp thức ăn được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày, từ đó việc tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Hãy cùng Nha khoa Nhân Tâm tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết sau đây nhé.

Răng hàm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đảm nhận chức năng nhai nghiền thức ăn giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất. Vậy răng hàm trẻ em có thay không? Đáp án là có, nhưng không phải tất cả. Bình thường những chiếc răng hàm có thay là răng số 4 và 5, còn răng hàm không thay là răng số 6 và 7.

Tìm hiểu về răng hàm

Răng hàm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đảm nhận chức năng nhai nghiền thức ăn giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất một cách tốt nhất. Thông thường, răng sữa ở nhỏ bao gồm 20 chiếc, trong đó có 4 chiếc răng cửa trung tâm, 4 chiếc răng cửa bên, 4 chiếc răng nanh, 8 chiếc răng hàm. Đến thời kì răng vĩnh viễn thì sẽ có tổng cộng 32 răng, bao gồm 12 chiếc răng hàm lớn và 8 chiếc răng hàm nhỏ.

Giai đoạn mọc răng sữa ở trẻ bắt đầu từ lúc 6 tháng tuổi. Thời kỳ thay răng diễn ra khi trẻ từ 7 đến 12 tuổi. Lúc này các răng vĩnh viễn sẽ mọc lên thay thế cho răng sữa theo thứ tự như sau ở hàm trên: răng cửa trung tâm, răng cửa bên, sau đó đến răng tiền hàm, răng nanh và cuối cùng là răng hàm lớn. Đối với hàm dưới thì các răng tiền hàm sẽ được thay thế sau răng nanh, còn những răng khác vẫn theo thứ tự đã nêu trên.

Thời kỳ thay răng diễn ra khi trẻ từ 7 đến 12 tuổi

Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi sẽ có cả răng sữa và răng vĩnh viễn, đây được gọi là thời kỳ răng hỗn hợp. Trong thời gian này, do sự xuất hiện đồng thời của các răng nên cha mẹ cần lưu tâm hơn tới việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng của trẻ. Bạn nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ tại các trung tâm nha khoa để phát hiện và điều trị sớm những vấn đề răng miệng trong độ tuổi này.

Răng hàm trẻ em có thay không?

Nhằm đảo bảo chức năng ăn nhai tối ưu, các răng đứng vững chắc trên cung hàm thì tới thời điểm phù hợp, răng sữa sẽ rụng đi và được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Đáp án cho câu hỏi “răng hàm trẻ em có thay không?” sẽ xảy ra 2 trường hợp:

Răng hàm có thay

Có những răng hàm sữa đến thời gian thích hợp sẽ lung lay và rụng đi để lại khoảng trống cho các răng vĩnh viễn mọc lên. Bình thường, răng số 4 và răng số 5 sẽ là các răng hàm có thay, thời kỳ thay răng thường là từ 10 đến 12 tuổi.

Các răng hàm này còn được gọi là răng tiền hàm, rồi mới rụng đi và thay thế bằng răng vĩnh viễn. Điều cần lưu ý cho phụ huynh là không được tự ý nhổ răng tại nhà cho trẻ vì có thể dẫn đến nhiều hệ quả nguy hiểm. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nha khoa trong mọi trường hợp để được thăm khám, nhận định hướng mọc răng và có phương án nhổ thích hợp nhất.

Đưa trẻ đến phòng khám nha khoa thăm khám khi có dấu hiệu thay răng

Răng hàm không thay

Những răng hàm không thay là răng số 6 và số 7. Đây là những răng vĩnh viễn không qua giai đoạn thay răng sữa như các răng khác. Phụ huynh cần chú ý để giúp trẻ giữ gìn những răng này thật tốt vì chúng sẽ không thể mọc lại được. Nếu ăn uống không khoa học và không vệ sinh răng tốt thì có thể gây sâu răng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Một số lưu ý trong giai đoạn thay răng hàm của bé

Để tránh tình trạng răng mọc lệch, sâu răng, viêm tủy xảy ra thì khi trẻ mọc răng, cha mẹ cần chú ý tới những điều sau đây:

  • Theo dõi quá trình thay răng của trẻ: Răng hàm đảm nhận vai trò cực kì quan trọng. Vì vậy khi trẻ thay răng cha mẹ cần theo dõi sát sao, đưa trẻ đi nhổ răng sữa đúng thời điểm để đảm bảo răng mọc đúng vị trí, không chen chúc, xô lệch và chắc khỏe hơn.
  • Nhắc nhở trẻ đánh răng hàng ngày: Hướng dẫn trẻ cách chải răng từ nhỏ sẽ giúp trẻ có ý thức hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Điều này sẽ giúp trẻ phòng tránh các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.

Nhắc nhở trẻ đánh răng hàng ngày để phòng tránh các bệnh lý về răng miệng

  • Xây dựng khẩu phần hơn khoa họ Nhắc nhở trẻ đánh răng hàng ngày c: Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn lạnh, tránh các thực phẩm quá cứng,… Vò có thể gây tổn thương răng và nướu, tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề về răng miệng.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ tại nha khoa: Việc này sẽ giúp quá trình mọc răng và thay răng của trẻ được kiểm soát. Đồng thời răng miệng trẻ cũng được chăm sóc tối ưu hơn và phát hiện, xử lý kịp thời những vấn đề răng miệng gặp phải.

Như vậy, băn khoăn răng hàm trẻ em có thay không đã được giải đáp cụ thể. Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này hoặc cần đặt lịch thăm khám với bác sĩ, hãy gọi ngay cho Nha khoa Nhân Tâm qua tổng đài 1900 56 5678 để các tư vấn viên hỗ trợ miễn phí nhé.