TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng cấm là răng gì và các thông tin cơ bản về răng cấm

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 4,895
Răng cấm là răng gì? Có bao nhiêu cái? Có thay không? Răng cấm và răng khôn có phải là một không? Nếu bạn đang tìm hiểu về các thông tin này thì bài viết dưới đây của Nha khoa Nhân Tâm sẽ cực kỳ hữu ích đối với bạn đấy.

Răng cấm là răng gì? Răng cấm là tên gọi để chỉ răng số 6 và 7 trong nhóm răng hàm. Đây là các răng kích cỡ lớn, có nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn. Những răng này chỉ mọc lên 1 lần duy nhất và không thế trong suốt cuộc đời nên bạn cần chăm sóc và bảo vệ răng cẩn thận.

Răng cấm là răng gì? Một người có bao nhiêu răng cấm?

Khi mọc đầy đủ, hàm răng của người trưởng thành sẽ có 32 chiếc và được phân thành 4 nhóm:

  • Nhóm răng cửa: Bao gồm 8 chiếc răng số 1 và số 2, 4 chiếc hàm trên, 4 chiếc hàm dưới.
  • Nhóm răng nanh: Là chiếc răng số 3 trên cung hàm, gồm tất cả 4 chiếc.
  • Răng hàm nhỏ (răng tiền hàm): Là các răng số 4, 5 và có tổng cộng 8 chiếc.
  • Răng hàm lớn: Có tổng cộng 12 chiếc, là các răng số 6, 7, 8 trên cung hàm.

Răng cấm là tên gọi để chỉ răng số 6 và 7 trong nhóm răng hàm. Đây là các răng kích cỡ lớn, đảm nhận nhiệm vụ nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày.

Mỗi người chúng ta sẽ có tổng cộng 8 chiếc răng cấm, hàm trên 4 chiếc và hàm dưới 4 chiếc. Diện tích mặt nhai của những răng này khá rộng, có nhiều rãnh và múi. Thân răng lớn, chân răng thường hơi cong chứ không thẳng như các răng cửa.

Răng cấm là răng gì?

Răng cấm có thay không?

Trong tổng số 32 chiếc răng trên cung hàm, chỉ có 20 chiếc răng (là 8 chiếc răng cửa, 8 chiếc răng nanh và 8 chiếc răng hàm nhỏ) trải qua quá trình thay răng sữa. 12 chiếc răng hàm lớn còn lại, trong đó bao gồm cả răng cấm, ngay khi mọc lên đã là răng vĩnh viễn, chúng chỉ mọc 1 lần duy nhất và không thế trong suốt cuộc đời.

Tên gọi răng cấm nghĩa là chiếc răng này không được tác động vào, không được nhổ bỏ vì sẽ không có răng tự nhiên khác thay thế nếu mất đi. Do vậy, bạn cần vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ chiếc răng này thật cẩn thận. Nếu vì một nguyên nhân nào đó mà bạn buộc phải nhổ răng này thì cần phục hình răng giả càng sớm càng tốt.

Cần phục hình lại sớm nếu không may bị mất răng cấm

Răng cấm và răng khôn có phải là một không?

Ở phần trên chúng ta đã biết răng cấm là răng gì? Chúng là răng số 6 và 7 (chiếc răng hàm lớn thứ nhất và thứ 2) thuộc nhóm răng hàm.

Do cùng nằm trong nhóm răng hàm nên nhiều người đã nhầm lẫn rằng răng khôn cũng là răng cấm. Tuy nhiên, răng khôn là răng số 8 – chiếc răng hàm lớn thứ 3 mọc lên sau cùng tại vị trí góc hàm trong cùng, phía sau răng số 6 và 7.

Răng khôn không phải răng cấm

Cách chăm sóc răng cấm

Răng cấm đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng, khi răng này mất đi, khả năng nhai nghiền thức ăn của hàm răng sẽ suy giảm nghiêm trọng.

Giữ vai trò chủ lực trong việc ăn nhai nhưng chúng lại rất dễ bị tổn thương do nằm ở phía trong khuôn hàm, lại có nhiều gờ rãnh trên bề mặt nên thức ăn rất dễ động lại và khó vệ sinh.

Do vậy, để giữ cho răng luôn khỏe mạnh, bạn cần chú ý hơn đến hoạt động vệ sinh, chăm sóc răng của mình. Sau đây là những thói quen tốt bạn cần tạo lập để bảo vệ răng:

  • Chải răng ít nhất mỗi ngày 2 lần vào buổi tối và buổi sáng.
  • Chải răng sau khi ăn đồ ăn nhiều đường, tinh bột.
  • Sau khi sử dụng thực phẩm chứa axit nên uống nước hoặc súc miệng. Lúc này bạn không nên chải răng ngay mà hãy chờ khoảng 30 phút để men răng được trung hòa lại bởi nước bọt.
  • Dùng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng với kem đánh răng chứa hàm lượng fluor thích hợp.

Nên sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa fluor để vệ sinh răng

  • Kết hợp thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để tăng cường hiệu quả làm sạch răng
  • Bổ sung đầy đủ lượng vitamin, canxi cần thiết cho cơ thể thông qua thực phẩm hàng ngày.
  • Uống đủ nước.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, chất kích thích.
  • Không hút thuốc lá.
  • Khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, hãy tới ngay phòng khám răng gần nhất để thăm khám và điều trị nếu phát hiện vấn đề.

Mong rằng bài viết hôm nay của Nha khoa Nhân Tâm đã giúp bạn hiểu rõ răng cấm là răng gì? Nắm được răng cấm có thay không cũng như các biện pháp chăm sóc và bảo vệ răng. Nếu cần thêm thông tin gì, bạn có thể gọi đến số 1900 56 5678 để được hỗ trợ nhanh nhất.