TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Răng bị nứt là do đâu? Làm sao để khắc phục?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 7,104
Trên cơ thể người, răng là bộ phận cứng chắc nhất nhưng với các tác động mạnh khác nhau từ hoạt động ăn nhai, va chạm, chấn thương, bệnh lý,… thì răng vẫn có thể tổn thương, một trong những vấn đề thường gặp nhất là răng bị nứt. Vậy khi bị nứt răng cần điều trị thế nào? Răng có thể tự lành lại không?

Răng bị nứt có biểu hiện là những vết nứt ngang dọc dọc trên thân răng, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. ngoài ảnh hưởng tới vẻ đẹp thẩm mỹ, tình trạng này còn khiến răng bị ê buốt, đau nhức khi ăn uống. Khác với những vết thương tại niêm mạc, da, cơ, xương,… vết nứt trên răng sẽ không thể tự lành lại được. lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra, đánh giá mức độ hư hại của răng và áp dụng các kỹ thuật điều trị phù hợp. Thông thường, các biện pháp được chỉ định sẽ là trám răng hoặc bọc sứ.

Nguyên nhân khiến răng bị nứt

Răng bị nứt có biểu hiện là những vết nứt ngang dọc dọc trên thân răng, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. ngoài ảnh hưởng tới vẻ đẹp thẩm mỹ, tình trangh này còn khiến răng bị ê buốt, đau nhức khi ăn uống.

Nguyên nhân làm cho răng bị nứt được chia làm 2 nhóm:

Nguyên nhân từ bên ngoài

Nứt răng có thể xảy ra do sự tác động của ngoại lực như chấn thương, tai nạn, nghiến răng khi ngủ, ăn nhai với lực quá mạnh hoặc sai lệch khớp cắn, nhai cắn vật cứng, dùng răng mở đồ vật,…

Nhai cắn đồ vật cứng là nguyên nhân khiến răng bị nứt

Nguyên nhân từ bên trong

Nếu răng bạn tự nhiên nứt mà không phải chịu bất cứ lực tác động nào thì nguy cơ thiếu canxi là cực kì lớn. Đầu tiên sẽ là những vết nứt nhỏ, sau đó chúng sẽ ngày càng lan rộng khiến răng nhanh chóng bị sứt mẻ dù chỉ có một lực rất nhẹ tác động vào.

Dù bị nứt răng do nguyên nhân nào thì bạn cũng cần nhanh chóng tìm cách khắc phục để răng không bị nứt vỡ nặng nề hơn. vậy đâu là giải pháp khắc phục hiệu quả cho người bị nứt răng?

Biện pháp khắc phục răng bị nứt

Khi thăm khám tại nha khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá mức độ hư hại của răng rồi mới có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Thông thường, các biện pháp được chỉ định sẽ là:

Trám răng thẩm mỹ

Trám răng thẩm mỹ phục hình răng bị nứt

Trám răng khắc phục răng bị nứt là kỹ thuật sử dụng vật liệu hàn trám thẩm mỹ chuyên dụng là composite để đắp lên bề mặt răng tại vị trí vết nứt để phục hình lại răng khỏe đẹp như ban đầu. Sau khi chiếu đèn laser, chất liệu trám răng sẽ đông cứng lại, mang đến hiệu quả kết dính bền chắc dài lâu.

Tuy nhiên, do đặc tính xốp nên vậy liệu này dễ bị nhiễm màu thực phẩm, sau một thời gian vết trám sẽ bị ố vàng gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra, tuổi thọ và độ bền chắc của vật liệu trám cũng không quá cao, chúng dễ bị bong ra sau một vài năm hoặc khi ăn nhai mạnh, ăn thức ăn cứng. Vì vậy, với các vết nứt sâu và lớn thì đây không phải lựa chọn tối ưu.

Bọc răng sứ

Bọc răng sứ - giải pháp tối ưu cho người bị nứt răng

Bọc răng sứ được xem là giải pháp tốt nhất cho người bị nứt răng nhờ tính thẩm mỹ vượt trội, tuổi thọ cao và cường độ chịu lực tốt. trước khi bọc sứ, bạn cần được kiểm tra răng miệng, làm sạch khoang miệng và chữa trị nếu có bệnh lý nha khoa. Với những chiếc răng bị sâu thì cần nạo sạch hoàn toàn những mô răng hư hại.

Bác sĩ sẽ sử dụng các mão răng sứ được thiết kế, sản xuất theo dấu răng của từng người để bọc bên ngoài thân răng thật. Nhờ vậy, răng thật sẽ tránh được các tác động từ lực ăn nhai và những yếu tố gây hại khác.

Vị trí răng bị nứt đã được phục hình bằng mão sứ có độ bền chắc cao, nếu bạn lựa chọn răng toàn sứ cao cấp thì tuổi thọ có thể lên đến hàng chục năm và thậm chí trọn đời nếu được chăm sóc tốt.

Răng bị nứt có thể tự phục hồi không?

Khác với những vết thương tại niêm mạc, da, cơ, xương,… răng bị nứt sẽ không thể tự lành lại được. nghĩa là một khi đã nứt, vỡ, gãy thì mô răng không thể trở lại như trước được nữa.

Răng bị nứt không thể tự khôi phục lại ban đầu

Các vết nét nhỏ khi đã hình thành thì sẽ tiếp tục lan rộng và ăn sâu tới hết răng, làm cho răng gãy vỡ, ảnh hưởng đến dây thần kinh và kéo theo cảm giác đau nhức, khó chịu.

Vậy nên khi phát hiện răng có dấu hiệu bị nứt, bạn nên tới phòng khám nha khoa để kiểm tra. Nếu vết nứt nhẹ, không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng ăn nhai thì có thể theo dõi thêm xem sự phát triển của mô răng thế nào, có xu hướng tiến triển nặng không, nếu không thì không cần chữa trị.

Ngược lại nếu răng bị nứt dọc, ngang, thân răng bị nứt làm đôi thì nguy cơ nhiễm trùng là rất cao, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt.

Như vậy, tình trạng răng bị nứt không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Để tránh những hậu quả đáng tiếc, bạn nên tới nha khoa thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu nứt răng nhé.