Răng bị đen trên bề mặt chủ yếu xuất hiện do thói quen xấu trong sinh hoạt, vệ sinh răng miệng kém,… Các biện pháp khắc phục thường được chỉ định bao gồm cạo vôi răng, trám răng, bọc sứ hoặc nhổ răng. Việc áp dụng biện pháp nào cho phù hợp còn tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và nguyên nhân gây nên đốm đen trên răng.
Nguyên nhân làm xuất hiện đốm đen trên răng
Răng bị đen trên bề mặt là hiện tượng mà khá nhiều người đã gặp phải, khiến họ mất đi sự tự tin khi cười nói, giao tiếp do hàm răng xỉn màu, thiếu thẩm mỹ. Chưa kể, những vệt đen này còn tiềm ẩn nhiều vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác.
Đốm đen trên răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
- Mảng bám tích tụ nhiều trên răng: Sau các bữa ăn, nếu răng không được làm sạch cẩn thận, các mảng bám sẽ vôi hóa, cứng lại và bám chắc quanh răng. Vôi răng này sẽ chuyển thành màu nâu, đen sau một thời gian dài không được cạo bỏ.
- Sâu răng: Sâu răng khoáng hóa và tình trạng sâu răng tiến triển khác đều có biểu hiện là các đốm đen. Với người bị sâu răng khoáng hóa, vết đen sẽ xuất hiện tại rãnh trũng trên mặt nhai. Ở sâu răng tiến triển, bề mặt răng còn xuất hiện thêm các lỗ thủng, khiến vụn thức ăn dễ mắc lại hơn.
Răng bị đen trên bề mặt do sâu răng
- Ăn thực phẩm đậm màu, hút thuốc lá: Các mảng bám rất dễ nhiễm màu từ thực phẩm hoặc bất cứ thứ gì chúng ta ăn uống, nạp vào người qua đường miệng. Người thường xuyên sử dụng thực phẩm đậm màu (cà phê, trà, món ăn chứa màu thực phẩm,…) và hút thuốc có nguy cơ cao khiến răng bị đen trên bề mặt.
- Men răng yếu: Những người có khiếm khuyết về men răng sẽ dễ gặp phải tình trạng thiểu sản men răng.
- Dùng nhiều kháng sinh hoặc nước chứa hàm lượng fluor cao: Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm xuất hiện các đốm đen trên răng.
Nhìn chung, tình trạng răng bị đen, xỉn màu chủ yếu xảy ra do thói quen xấu trong cuộc sống thường ngày.
Giải pháp điều trị khi răng bị đen trên bề mặt
Với bất kỳ bệnh lý răng miệng nào, phương án điều trị bảo tồn cũng luôn được ưu tiên hàng đầu.
Răng bị đen do vôi răng tích tụ
Trường hợp răng bị đen do vôi răng tích tụ, bác sĩ sẽ giúp bạn cạo vôi răng bằng thiết bị chuyên dụng. Sau khi thực hiện, răng bạn sẽ được khôi phục về trạng thái ban đầu.
Cạo vôi răng nếu đốm đen trên răng là vôi răng tích tụ lâu ngày
Dịch vụ cạo vôi răng tại Nha khoa Nhân Tâm được tiến hành bằng máy siêu âm. Lực tác động và độ rung tạo ra từ sóng siêu âm sẽ khiến vôi răng vỡ ra, bong khỏi răng mà không gây thương tổn các mô. Nhờ vậy, khách hàng sẽ không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình điều trị.
Răng bị đen trên bề mặt do sâu răng
Nếu đốm đen trên răng hình thành do bệnh lý sâu răng, bạn cần được nạo sạch các mô răng đã tổn thương sau đó phục hình lại bằng biện pháp bọc sứ hoặc hàn trám răng.
Trám răng thường được áp dụng cho trường hợp răng sâu nhẹ, mô cứng không bị mất quá nhiều và tủy răng chưa bị ảnh hưởng.
Trám răng trong trường hợp răng sâu nhẹ gây ra các lỗ đen nhỏ
Sau khi loại bỏ những mô răng bị hỏng, vật liệu trám răng chuyên dụng, thường là composite, sẽ được sử dụng để lấp đầy những khoảng trống trên răng, giúp khôi phục lại chức năng và hình thể của răng.
Trường hợp răng sâu nặng, mô cứng bị tổn thương nhiều, biện pháp hàn trám không bảo đảm được hiệu quả lâu dài hoặc tủy răng đã bị viêm thì bác sĩ sẽ tư vấn bạn bọc răng sứ.
Với kỹ thuật làm răng sứ, bác sĩ sẽ loại bỏ toàn bộ các mô sâu, mài chỉnh răng thật và bọc mão sứ ra bên ngoài. Bọc răng sứ sẽ giúp bạn khôi phục hiệu quả cả chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hàm răng.
Bọc răng sứ là kỹ thuật phù hợp nếu răng bị sâu vỡ lớn
Răng khôn xuất hiện các đốm đen trên bề mặt
Nếu chiếc răng xuất hiện vệt đen là răng khôn, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định bạn nhổ răng để tránh các biến chứng phức tạp hơn. Bởi chiếc răng này thường không đảm nhận chức năng ăn nhai hay thẩm mỹ. Ngoài ra, chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ như viêm nướu, sâu răng do khó vệ sinh, xô đẩy và đâm vào răng số 7,… Nên việc nhổ răng khi xuất hiện các đốm đen trên răng số 8 là phương án điều trị tối ưu.
Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục khi răng bị đen trên bề mặt. Nếu cần được cung cấp thêm thông tin, bạn hãy liên hệ với Nha khoa Nhân Tâm theo số điện thoại 1900 56 5678, các bác sĩ và tư vấn viên tại đây luôn sẵn sàng phục vụ bạn.