Nguyên nhân răng bị đen bên trong
Răng bị đen bên trong xuất phát từ các nguyên nhân phổ biến như sau:
Do vôi răng
Răng đen bên trong xảy ra khi bạn không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách hoặc không thường xuyên, khiến cho cặn thức ăn đọng lại không được làm sạch. Từ đó tạo ra lớp cao răng, lâu dần tích tụ thành mảng bám nâu đen ở nơi khe hay viền răng. Ngoài vấn đề mất thẩm mỹ thì cao răng tích tụ lâu ngày còn dẫn đến các vấn đề răng miệng khác như hôi miệng, viêm nướu hay sâu răng…
Sâu men răng
Khi các lớp men ở răng bị phá hủy sẽ làm cho răng bị sâu và khiến răng đen ở mặt trong. Sâu răng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà kéo theo đó là những cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống dây thần kinh xung quanh răng.
Răng chết tủy
Răng chết tủy có thể khiến răng bị đen bên trong
Tủy răng được xem là trái tim của răng, tủy tham gia vào hoạt động nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng. Tủy răng sẽ được bao bọc và bảo vệ bởi men răng và ngà răng.
Khi cấu trúc bảo vệ tủy bị phá vỡ bởi vì răng bị chấn thương hoặc bệnh lý gây ra thì vi khuẩn và các tác nhân gây hại sẽ tấn công vào tủy răng, dẫn đến viêm tủy, thậm chí là chết tủy.
Răng chết tủy sẽ không phản ứng lại với bất kỳ kích thích nào từ bên ngoài. Bên cạnh đó, chúng cũng không còn giữ được màu sắc ban đầu mà sẽ chuyển sang màu xám đen.
Răng bị nhiễm màu
Răng dễ bị nhiễm màu với thực phẩm sẫm màu
Các chất phẩm màu trong các loại thức ăn, nước uống như cafe, trà, nước ngọt có gas… có thể bám lại ở trên bề mặt răng, làm cho răng đen mặt trong.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, khi sử dụng bạn có thể làm cho răng bị nhiễm màu và đen dần đi.
Răng bị đen bên trong xử lý như thế nào?
Với tình trạng răng bị đen bên trong, còn tùy vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của mỗi người mà bác sĩ sẽ có các phương pháp điều trị phù hợp khác nhau.
Cạo vôi răng
Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp răng đen ở mnặt trong bởi vì mảng bám từ thức ăn. Các mảng bám cao răng này chỉ cần được cạo sạch và đánh bóng là được.
Trám răng
Trám răng khi răng bị đen nhẹ
Phương pháp này được áp dụng khi răng bị đen vì sâu răng. Tùy thuộc vào mức độ sâu răng mà bác sĩ sẽ có các phương pháp trám răng khác nhau. Khi răng bị sâu nhẹ, tức là răng bị đen bên trong, lỗ sâu nhỏ thì chỉ cần lấy hết phần sâu của răng và trám lại. Nếu răng bị sâu đến tủy, tức là ngoài tình trạng răng bị đen thì lỗ sâu cũng tương đối lớn, đã gây tổn thương đến tủy răng thì bạn cần phải được chữa trị tủy răng trước khi trám.
Bọc răng sứ thẩm mỹ
Đối với trường hợp răng bị đen nhiều, bị sâu nặng mà việc trám răng cũng không thể khắc phục được, thì có thể áp dụng bọc răng sứ thẩm mỹ để bảo vệ răng và ngăn chặn sâu răng lây lan.
Răng bị đen có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân. Chính vì thế, để biết được phương pháp nào phù hợp với mình, bạn nên đến trung tâm nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn trực tiếp.
Răng bị đen mặt trong có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Răng bị đen bên trong hay bên ngoài gì thì cũng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể răng bị đen có những ảnh hưởng xấu như sau:
- Miệng có mùi hôi đặc trưng của cao răng huyết thanh. Mùi hôi này tồn tại cho dù bạn đã đánh răng xong. Vì cao răng huyết thanh rất khó để được làm sạch bằng bàn chải đánh răng thông thường. Mùi hôi miệng là tác nhân trực tiếp gây cản trở cho sinh hoạt thường ngày của bạn.
- Cao răng tụt xuống nướu gây viêm nướu răng, kéo theo răng bị lung lay và có thể bị rụng răng vĩnh viễn.
- Các bệnh lý răng miệng như sâu răng và nhiễm trùng có cơ hội phát triển khi cao răng huyết thanh chưa được cạo sạch.
- Một số bệnh lý có thể đi kèm với viêm răng lợi như viêm tủy răng, áp xe xương ổ răng. Những bệnh lý này vô cùng nguy hiểm, bạn không nên xem thường.
Trên đây là nguyên nhà và cách khắc phục khi răng bị đen bên trong. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy đến với Nha khoa Nhân Tâm để được tư vấn miễn phí. Ngoài ra, bạn cần thăm khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện các bệnh lý về răng.