Cấy răng Implant là phương pháp phục hình phù hợp với rất nhiều trường hợp khác nhau từ mất 1 răng, nhiều răng cho đến mất cả hàm. Trường hợp bị mất răng lâu năm, vùng xương hàm có hiện tượng bị tiêu xương, tụt nướu vẫn có thể lựa chọn phương pháp này sau khi đã ghép xương nhân tạo.
Nguyên nhân gây mất răng
Mất răng là một trong những hiện tượng gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe răng miệng và thẩm mỹ gương mặt. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều lứa tuổi và do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy nhiên, người lớn tuổi vẫn là đối tượng bị mất răng nhiều nhất. Vì khi tuổi tác cao hơn, răng cũng dần yếu đi và chức năng ăn nhai bị suy giảm nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, không chỉ yếu tố tuổi tác, việc bị mất răng còn xảy ra bởi một trong các nguyên nhân chính sau đây:
Bệnh lý về răng miệng
Bệnh lý về nha khoa như viêm nướu, sâu răng, viêm chân răng và đặc biệt là viêm nha chu do ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ răng miệng kém.
Tai nạn hoặc chấn thương
Trong hoạt động và sinh hoạt hàng ngày như chơi thể thao, mang vác vật nặng,... không may dẫn đến tai nạn hoặc chấn thương làm mất răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm.
Tai nạn hoặc chấn thương gây mất răng
Di truyền, bẩm sinh
Yếu tố bẩm sinh hay do di truyền là khi sinh ra đã không có răng tại một số vị trí hoặc bị mất răng toàn hàm.
Răng và nướu “lười” hoạt động
Thường xuyên ăn các loại thực phẩm mềm khiến răng và nướu "lười hoạt động" gây suy yếu khả năng ăn nhai và chịu lực của răng.
Thay đổi hormone trong khi mang thai
Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai cũng làm giảm sức đề kháng của nướu đối với các vi khuẩn bám trên bề mặt răng.
Nướu bị tổn thương
Khi vôi răng gây tổn thương, nướu sẽ có xu hướng bị tụt dần, tiêu xương khiến răng và nướu bị mất liên kết chắc chắn như ban đầu. Răng dài ra, lỏng lẻo và thiếu bền chắc trong xương hàm.
Tăng việc tiết nước bọt
Khi tuổi tác ngày càng cao, mọi người thường sử dụng các loại thuốc (lợi niệu, chống trầm cảm, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm tăng tiết nước bọt, gây khô miệng và dẫn đến việc không loại bỏ được các mảng bám trên răng.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống có nhiều đồ ngọt cũng sẽ tạo nên những mảng bám, là điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm nướu phát triển, dễ dẫn đến mất răng.
Xem thêm: Nên thực hiện trồng răng bằng cấy ghép Implant hay cầu răng sứ?
Mất răng gây hậu quả gì?
Ăn nhai khó khăn
Ăn nhai khó khăn sẽ khiến dạ dày và ruột hấp thu kém làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như dạ dày, rối loạn tiêu hóa….
Ảnh hưởng đến sở thích, thú vui ăn uống
Mất răng dẫn đến tình trạng chán ăn, sụt cân, ảnh hưởng đến tinh thần cũng như sức khỏe cơ thể.
Tiêu xương hàm
Răng bị mất thì lực nhai tác động lên răng không còn nữa khiến xương hàm bị tiêu dần. Trong trường hợp mất răng nhiều năm, tình trạng tiêu xương sẽ trở nên nghiêm trọng, khả năng phục hồi răng mới sẽ khó khăn hơn. Bác sĩ sẽ phải tiến hành phẫu thuật ghép xương thì mới có thể phục hồi răng mới thành công.
Lão hóa sớm
Đây là một trong những hậu quả lớn nhất của việc mất răng. Khi xương hàm bị tiêu do mất răng lâu ngày, hai má sẽ dần hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng sẽ xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
Lão hóa do bị tiêu xương hàm
Ảnh hưởng đến các răng xung quanh
Khi răng bị mất và không được phục hồi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng còn lại. Các răng đối diện dần mất đi lực nâng đỡ, chúng sẽ có chiều hướng trồi lên vào khoảng trống do răng bị mất gây ra, thậm chí còn có nguy cơ chìa ra phía trước kèm theo hiện tượng di xa hoặc di gần do bị mất răng hàm.
Hậu quả là gây cản trở cho hoạt động nhai và thậm chí là gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, đau thái dương, mỏi hàm, mỏi cơ cổ, nghiến răng. Ngoài ra, việc mất răng cửa dễ dẫn đến phát âm không chính xác, có thể nói ngọng hoặc nói ra hơi gió.
Đau đầu do mất răng
Răng bị mất làm cho lực nâng đỡ cũng không còn, những răng khác sẽ bị nghiêng theo chiều ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, lực nhai tác động lên các răng kế bên tăng một cách bất thường, khiến ảnh hưởng đến dây thần kinh kết nối hai xương hàm và gây ra bệnh đau đầu kinh niên.
Mất thẩm mỹ
Nếu răng bị mất ở vị trí dễ nhìn thấy như răng cửa, việc tồn tại một khoảng trống lớn trên miệng khi cười, giao tiếp sẽ gây mất thẩm mỹ, khiến người mất răng ngại ngùng, thiếu tự tin và hạn chế trong khi giao tiếp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
Chi phi trồng răng implant để phục hồi răng mất là bao nhiêu?
Phục hình răng bằng phương pháp cấy ghép implant
Trồng răng implant được đánh giá là phương pháp phục hình răng mất hoàn hảo nhất hiện nay bởi những ưu điểm vượt trội như: Khắc phục tình trạng tiêu xương hàm, không cần mài cùi răng, không xâm lấn răng thật, khôi phục thẩm mỹ và chức năng ăn nhai gần như 100%, độ bền lâu dài theo thời gian, thậm chí có thể tồn tại vĩnh viễn nếu được cấy ghép đúng kỹ thuật và khách hàng có chế độ chăm sóc đúng cách.
Trồng răng Implant được chỉ định cho trường hợp bị mất một răng, nhiều răng hoặc mất răng nguyên hàm. Phương pháp này sử dụng chân răng nhân tạo cấy ghép trực tiếp vào vị trí răng đã mất để phục hồi thẩm mỹ và chức năng của răng với màu sắc và hình dáng giống y như răng thật.
Để có thể đưa ra quyết định chính xác nhất, tránh tiền mất tật mang, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin cần thiết về phòng khám nha khoa cũng như thông tin về các phương pháp phục hình răng tại đây. Đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn gặp bất kỳ vấn đề gì về răng miệng nhé!