Chế độ dinh dưỡng luôn là vấn đề quan trọng trong quá trình điều trị đối với bất cứ vấn đề sức khỏe nào và chỉnh nha cũng vậy.
Niềng răng ăn gì là điều mà khách hàng cần quan tâm chú ý bởi khi đeo niềng, hàm và răng sẽ yếu hơn so với trước đây do lực kéo từ mắc cài, dây cung tác động với mục đích dịch chuyển răng về vị trí đúng.
Trong giai đoạn đầu khi mới đeo niềng, bạn nên ưu tiên các thực phẩm chế biến mềm, các món ăn ở dạng lỏng và đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để tăng cường sức khỏe răng miệng và đảm bảo hiệu quả chỉnh nha.
Vì sao chế độ dinh dưỡng lại quan trọng với người chỉnh nha?
Niềng răng ăn gì là một vấn đề cần được quan tâm chú ý bởi khi đeo niềng, hàm và răng sẽ yếu hơn so với trước đây do lực kéo từ mắc cài, dây cung tác động với mục đích dịch chuyển răng về vị trí đúng. Nếu không chú ý khi ăn uống thì nguy cơ tổn thương và cảm giác đau nhức có thể sẽ làm phiền bạn.
Khi mới đeo niềng, các bộ phận như lưỡi, nướu, môi, má chưa làm quen được với các khí cụ lạ nên bạn sẽ cảm thấy khó chịu, vướng víu và cộm cấn khi giao tiếp, ăn nhai.
Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, khi các bộ phận trong khoang miệng đã dần thích ứng với khí cụ nha khoa thì bạn sẽ thấy hoàn toàn bình thường, không còn đau nhức và việc ăn nhai cũng thoải mái hơn rất nhiều.
Niềng răng ăn gì trong giai đoạn đầu?
Trong vòng 1 tuần sau khi đeo niềng và khoảng 2 – 3 ngày từ khi kiểm tra và siết răng định kỳ tại phòng khám nha khoa, răng bạn sẽ phải chịu tác động khá mạnh nên thường dẫn đến cảm giác khó chịu, căng tức. Thực phẩm bạn nên ưu tiên trong thời gian này cần đảm bảo yếu tố lỏng, mềm, đủ dưỡng chất và ít mảnh vụn.
Có thể chọn lựa món ăn trong thực đơn hàng ngày như sau:
- Thực phẩm được nấu kỹ, ninh mềm như súp, cháo, phở, bún,…
Nên lựa chọn món ăn ninh mềm như súp, cháo khi niềng răng
- Các loại thực phẩm mềm, xốp như mì, ngũ cốc, cơm chín mềm,…
- Các loại bánh xốp mềm và không rắc hạt cũng là lựa chọn tốt.
- Các món ăn chế biến từ trứng rất thích hợp trong thời điểm này vì trong trứng chứa nhiều vitamin D rất có lợi cho sức khỏe răng miệng.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa bao gồm sữa chua, bơ mềm, phô mai, bánh sữa,…
- Thịt nên được chế biến mềm, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bổ sung rau rau củ, các món rau luộc, hấp chín mềm, đậu phụ,…
- Các loại trái cây như chuối, xoài,… Hoặc chế biến thành sinh tố, nước ép.
Khi mới đeo niềng, việc ăn uống nhiều khi sẽ khó khăn hơn bình thường nên bạn cần ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng và chú ý ăn chậm, nhai kỹ, làm vệ sinh răng miệng từ 2 đến 3 lần một ngày.
Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của mình. Tình trạng thiếu vitamin sẽ làm cho lợi dễ bị chảy máu mà ở người niềng răng thì hiện tượng tổn thương này sẽ khó hồi phục hơn bình thường.
Có thể bạn quan tâm: Niềng răng xong đeo hàm duy trì bao lâu?
Cần hạn chế ăn gì khi niềng răng?
Bên cạnh việc tìm hiểu niềng răng ăn gì thì bạn cũng nên nắm được các thực phẩm cần tránh để xây dựng được khẩu phần ăn một cách khoa học nhất.
Dưới đây là các thực phẩm bạn nên hạn chế tối đa trong thời gian đeo niềng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu:
- Các thực phẩm dẻo và dai như xôi chiên, bánh dày, bánh nếp,…
- Thực phẩm chế biến giòn như khoai tây chiên, đồ ăn chiên rán, bỏng ngô,…
Cần hạn chế thực phẩm chế biến giòn khi đeo niềng
- Các thực phẩm cứng, cần nhiều lực khi nhai như sụn, xương, kẹo, đá viên,…
- Những món ăn cần nhai nhiều như đùi gà, cánh gà, bắp luộc, bắp nướng,…
- Những món ăn quá lạnh như kem, đá,… Hoặc quá nóng như canh nóng, lẩu,…
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, nỗi băn khoăn niềng răng ăn gì của bạn đã được giải đáp. Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe răng miệng mà còn đảm bảo tốt hiệu quả niềng răng, vậy nên bạn đừng chủ quan trong việc xây dựng khẩu phần ăn nhé. Nếu cần được tư vấn rõ ràng và cụ thể hơn, bạn có thể tới gặp các chuyên gia chỉnh nha tại Nha khoa Nhân Tâm hoặc liên hệ qua số điện thoại 1900 56 5678.