TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Nhược điểm của bọc răng sứ thẩm mỹ, bạn đã biết chưa?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,493
Nhược điểm của bọc răng sứ thẩm mỹ là vấn đề có thể ảnh hưởng đến quyết định nên hay không nên áp dụng phương pháp với nhiều người. Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì việc tìm hiểu những vấn đề cần khắc phục là cách để bạn có thể đưa ra quyết định chính xác nhất.

Răng sứ thẩm mỹ là giải pháp nha khoa được nhiều người ưa chuộng hiện nay. Phương pháp này thường được bác sĩ nha khoa chỉ định với những trường hợp không may mắc phải khiếm khuyết về răng miệng. Trong đó có thể kể đến tình trạng răng lệch lạc, răng thưa, xỉn màu, sứt mẻ, ố vàng,…

Răng sứ cũng là một sản phẩm y khoa, và nó có những ưu - nhược điểm riêng. Không có sản phẩm nào trên cuộc đời này chỉ có mỗi ưu điểm mà không có khuyết điểm. Và cũng không có lý do gì để chúng ta chỉ suốt ngày nói đến ưu điểm mà lãng quên các nhược điểm.

Ưu điểm của răng sứ thẩm mỹ

Những ưu điểm có thể kể đến của phương pháp bọc răng sứ thẩm mỹ gồm:

  • Giúp phục hồi chiếc răng bị sâu, răng bị vỡ mẻ, răng sau điều trị tủy, mòn răng,…
  • Dùng làm trụ cầu sứ, răng trên implant thay thế răng mất, nâng cấp nụ cười.
  • Răng sứ đã được chứng minh là một vật liệu an toàn với khoang miệng và sức khỏe con người, có tuổi thọ lâu, đến nay nó chính là vật liệu mô phỏng xuất sắc nhất màu sắc cũng như hình thể răng.

Răng sứ thẩm mỹ mang lại sự trắng sáng tự nhiên cho hàm răng

Nhược điểm của giải pháp bọc răng sứ thẩm mỹ

Cần mài răng thật khi tiến hành bọc sứ

Số lượng mô răng thật cần mài đi phụ thuộc vào giải phẫu của chiếc răng và loại vật liệu mà bạn lựa chọn. Việc mài răng cũng cần tuân thủ theo những quy định khắt khe mới có 1 chiếc răng sứ đạt chuẩn và bền vững với thời gian.

Các tiêu chuẩn bao gồm:

  • Độ dày đường hoàn tất khoảng 1mm.
  • Mặt ngoài thân răng trong khoảng 1 - 1,5mm.
  • Hạ rìa cắn từ 1,5 - 2mm.
  • Đặt đường hoàn tất trên ngang hoặc dưới nướu: 0,5mm.
  • Các cạnh bên tạo một góc khoảng 2- 6 độ, tốt nhất là 3 độ so với đường thẳng đứng.
  • Mài các bình diện tôn trong giải phẫu răng, để cùi răng là hình ảnh thu nhỏ của răng ban đầu.
  • Bo tròn các góc.

Đó là những quy chuẩn kinh điển của việc làm răng sứ. Tuy nhiên hiện nay khi công nghệ dán sứ phát triển mạnh mẽ, điều trị nha khoa theo nguyên tắc “bảo tồn tối đa cấu trúc mô răng thật” thì việc mài răng để phục vụ nhu cầu thẩm mỹ không còn được ưu tiên như trước đây.

Cụ thể, sử dụng mặt dán sứ veneer chỉ cần mài đi một phần rất nhỏ mô răng với chiều dày từ 0,3 - 0,6mm.

Tuy nhiên, như các bạn thấy, dù mài ít hay mài nhiều thì vẫn gây tác động đến mô răng, mô răng không có tính hoàn nguyên, là tổn thương không thể hồi phục. Vì vậy bạn sẽ phải theo đuổi việc điều trị với răng sứ mãi mãi.

Sau 10 – 15 năm phải thay răng sứ mới 1 lần

Răng sứ đứng trên chân răng thật, nếu được làm đúng sẽ không gây hỏng răng thật. Tuy nhiên, trong quá trình ăn nhai hoạt động chức năng, cận chức năng có thể bị vỡ mẻ, và bạn cần phải thay mới.

Bất kỳ một sứt mẻ nào của răng sứ sẽ không thể sửa chữa được, do răng sứ thêu kết ở nhiệt độ gần 1000 độ C, bắt buộc bác sĩ phải cắt ra làm lại.

Răng sứ bị sứt mẻ

Mặc khác, khi tuổi càng cao, nướu của bạn sẽ có xu hướng bị tụt sinh lý, có hay không có răng sứ thì nướu cũng tụt xuống phía dưới, gây lộ đường viền răng sứ, mất thẩm mỹ. Lúc này, điều bạn phải là làm lại những chiếc răng mới.

Các trường hợp mòn, tiêu cổ chân răng làm lộ đường viền răng sứ cũng cần thay mới. Răng sứ có thể bị rơi ra trong quá trình ăn nhai, dù nguy cơ này là hiếm gặp.

Nếu nha sĩ không kiểm soát tốt có thể gây ra biến chứng

Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình làm răng sứ thẩm mỹ: ê buốt kéo dài, răng sứ bị viêm hôi, vỡ sứ trong quá trình sử dụng, đau khớp thái dương, răng sứ giắt thức ăn, viêm quanh răng dẫn đến mất răng…

Biến chứng là điều trị thiếu kiểm soát gây ra, thuộc về lỗi của bác sĩ thực hiện hoặc cách chăm sóc sai cách của khách hàng chứ không phải là đặc tính của phương pháp.

Các trường hợp lấy tủy để làm răng sứ sẽ khiến cho chiếc răng bị mất chất nhiều, yếu đi và thậm chí có thể phải nhổ bỏ nếu điều trị lấy tủy thất bại.

Biến chứng răng sứ có thể sửa chữa nhưng sẽ rất vất vả và kéo dài.

Xem thêm: Tổng quan về dán răng sứ veneer

Tay nghề của bác sĩ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả phục hình răng sứ thẩm mỹ

Với bất cứ một phương pháp điều trị nha khoa nào, hiểu về ưu điểm, khuyết điểm cùng các lợi ích và biến chứng là điều vô cùng quan trọng.

Hi vọng thông tin bài viết trên sẽ giúp mọi người có cái nhìn đúng đắn về phương pháp làm răng sứ thẩm mỹ, từ đó có sự lựa chọn phù hợp cho bản thân nhằm đạt được hiệu quả phục hình răng cao nhất.