TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những yếu tố tác động đến độ bền, đẹp của răng sứ là gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 1,849
Phục hình răng sứ không còn là phương pháp xa lạ ngày nay, đây là kỹ thuật sử dụng răng sứ để bọc bên ngoài cùi răng thật, giúp đem lại hàm răng trắng sáng, đều đẹp cho khách hàng. Tuy nhiên, để giữ cho hàm răng đẹp, sáng và bền là điều mà không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những yếu tố tác động tới độ bền, đẹp của răng sứ, để biết cách chăm sóc tốt nhất.

Bọc răng sứ là giải pháp phục hình răng phổ biến được nhiều khách hàng lựa chọn khi muốn khắc phục khuyết điểm trên răng như răng thưa, răng mẻ, răng sậm màu nặng… hoặc điều trị bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy… hoặc mất răng. Mỗi loại răng sứ sẽ có tuổi thọ khác nhau tùy theo chất liệu của răng sứ.

Bên cạnh tuổi thọ răng sứ, khách hàng cần lưu ý đến những tác động bên ngoài khác, ảnh hưởng đến độ bền đẹp của răng sứ.

Các yếu tố tác động đến độ bền, đẹp của răng sứ

Ngoài những yếu tố gây ảnh hưởng đến độ bền, đẹp của răng như vị trí bọc răng sứ, trình độ - tay nghề của bác sĩ hay các trang thiết bị, chất lượng sứ, chế độ chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ... thì chất lượng sứ và sức khoẻ của cùi răng chính là 2 yếu tố tác động trực tiếp và quyết định độ bền, tính thẩm mỹ của răng sứ nhất.

Răng sứ có bền hay không còn phụ thuộc vào 2 thành phần, đó là phần răng sứ phủ bên ngoài và cùi răng thật bên trong. Nếu phần răng sứ bị vỡ nhưng cùi răng thật còn tốt thì bác sĩ chỉ cần thay lớp răng sứ khác. Tuy nhiên, nếu phần răng thật bị vỡ, bị viêm đến mức phải nhổ bỏ thì lúc này răng bằng sứ bọc ngoài cũng phải bỏ đi cùng chiếc răng thật.

Yếu tố liên quan đến cùi răng

Tủy răng

Răng giữ lại phần tủy mới có thể duy trì khỏe mạnh và tồn tại lâu dài. Tuỷ răng có khả năng giúp răng tự hồi phục, chống lại những vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng.

Do đó, trong quá trình mài răng, tay nghề của bác sĩ thực hiện rất quan trọng để tránh gây ra những tác động làm hại tủy răng. Tủy răng rất nhạy cảm với nhiệt độ cao nên cần phun nước đủ mạnh, đúng hướng, giảm lực ma sát khi mài.

Cùi răng thật bị mài càng nhiều, nguy cơ bị hư hại càng lớn

Cùi răng thật chỉ nên mài ở mức độ vừa “đủ” và “hợp lý”, không mài quá nhiều hoặc quá ít để khi gắn răng sứ sẽ khít sát lại với nhau mà không gây hại đến răng thật. Răng làm bằng sứ cũng cần có độ dày nhất định, đủ để chịu lực tác động lên răng như trong quá trình ăn nhai và có màu sắc phù hợp và có tính thẩm mỹ.

Nếu mài răng thật quá nhiều sẽ gây hư hại, làm tăng nguy cơ ảnh hưởng tủy răng, xuất hiện tình trạng ê buốt răng khi ăn nhai.

Cùi răng thật chỉ nên mài ở mức độ “đủ” và “hợp lý” để không gây hại đến tuỷ răng

Trục răng trong quá trình ăn nhai phải cùng trục với hướng của chân răng thật

Lực nhai của răng sứ cần phải đồng trục với chân răng thật để tăng khả năng chịu lực và hấp thụ lực nhai tốt nhất.

Nếu trục bị lắp khác với hướng trục chân răng thì trong quá trình ăn nhai, chân răng sẽ bị hư hại nhanh chóng, sau một thời gian dài sẽ xuất hiện các bệnh về răng miệng như viêm nướu, tiêu xương hàm hoặc gãy chân răng thật.

Xem thêm: Răng sứ Titan có bền không? Tuổi thọ bao lâu? Chi phí thế nào?

Yếu tố liên quan đến răng sứ phục hình bên ngoài

Lớp sứ bọc bên ngoài quá cứng

Khi lớp sứ bọc bên ngoài răng quá cứng sẽ vô tình dẫn đến tình trạng mài mòn răng thật đối diện, hư hại răng thật. Không những vậy, răng sứ quá cứng sẽ làm giảm cảm giác khi nhai thức ăn hoặc gây khó chịu mỗi khi ăn mạnh.

Lớp sứ quá mỏng hoặc quá dày

Nếu răng sứ quá dày sẽ làm cho thức ăn dễ bị nhét vào chân răng, rất khó vệ sinh, từ đó có thể hình thành các mảng bám, vôi răng, vi khuẩn sinh sôi gây hôi miệng và dễ mắc các bệnh về răng miệng.

Nếu tình trạng này kéo dài thì thức ăn và mảng bám dính vào kẽ giữa răng thật và răng sứ ngày càng nhiều, làm nguy cơ gây hỏng cả 2 răng.

Kích thước của răng sứ không phù hợp với răng thật

Khi chân răng phải chịu áp lực quá mức so với khả năng thiết kế của răng sứ, răng thật sẽ nhanh chóng bị yếu, lung lay rồi rụng, không thể giữ được. Cầu răng sứ khi đó cũng dễ bị tác động quá mức khi khách hàng có lực ăn nhai mạnh.

Kích thước của răng sứ cần phù hợp với răng thật

Do đó, cần chọn chiếc răng sứ có độ cứng vừa phải, thiết kế phù hợp với răng thật để tạo cảm giác ăn nhai tự nhiên, tương xứng với những chiếc răng khác trong miệng. Răng sứ khi bọc quanh răng thật cần có một độ dày phù hợp, khít với phần cùi răng thật đã mài.

Răng thật chịu lực quá sức do làm bọc sứ quy cách

Chân răng thật sẽ bị quá tải nếu răng sứ thẩm mỹ được thiết kế không phù hợp. Răng thật sẽ nhanh chóng bị yếu, lung lay và cuối cùng là rụng.

Nguyên nhân do những khoảng trống mất răng lớn sẽ làm lực tác dụng lên phần nhịp cầu (phần chân răng bị mất) càng lớn thì răng trụ (răng thật đã bị mài làm trụ cầu răng) càng nhanh chóng bị quá tải và lung lay. Vì vậy, khi thiết kế răng sứ, bác sĩ cần phải tính toán hợp lý về “khả năng” chịu lực của trụ cầu răng có thể đỡ được những răng bị mất.

Bọc răng sứ thẩm mỹ chất lượng tại Nha khoa Nhân Tâm

Khách hàng nên liên hệ đến nha khoa gần đây nào tốt nhất Sài Gòn để đảm bảo bọc răng sứ thành công và an toàn. Nha khoa Nhân Tâm tự hào với đội ngũ Bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm và phòng khám khang trang với máy móc công nghệ hiện đại, phòng chế tác răng sứ chuyên biệt. Chúng tôi hứa hẹn sẽ mang đến dịch vụ bọc răng sứ tốt nhất cho bạn!