TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những lý do khiến trẻ chậm thay răng sữa? Mẹ phải làm gì?

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 6,049
Thay răng sữa là một trong những quy luật tự nhiên để những chiếc răng trên cung hàm của mỗi người được phát triển bền vững. Hầu như trong tất cả các trường hợp, thời gian thay răng sữa ở trẻ em được diễn ra theo đúng trình tự thời gian cụ thể, nhưng vẫn có một số trường hợp răng thay chậm hơn bình thường. Vậy vì sao trẻ lại răng răng sữa chậm? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn nhé.

Khung background màu xanh

Thông thường, thời gian thay răng sữa sẽ diễn ra khi trẻ được 6 tuổi, thứ tự thay răng sữa cũng sẽ tương tự như lúc bé mọc răng sữa. Chiếc răng nào mọc trước thì sẽ thay trước cho đến khi bé được 11 – 12 tuổi.

Thời gian thay răng sữa chuẩn

Trẻ trong giai đoạn 6 – 12 tuổi sẽ bước vào hành trình thay răng. Đây chính là thời gian chuẩn nhất cho việc “chuyển giao” răng sữa và răng hàm.

Tuy nhiên, cũng có thể xảy ra một số trường hợp đặc biệt. Có trẻ chỉ mới được 4 tuổi đã dần thay răng. Hoặc ngược lại, trẻ chậm thay răng sữa, mãi đến khi được 8 tuổi mới bắt đầu rụng chiếc răng đầu tiên. Điều này đồng nghĩa là đến khi 12 tuổi, trẻ mới hoàn tất việc thay răng.

Nếu trình tự mọc của răng vĩnh viễn trùng với trình tự mọc của răng sữa thì trẻ có sự phát triển răng bình thường.

Trên thực tế thứ tự mọc của hàm răng trên hơi khác so với hàm răng dưới. Răng hàm trên thường sẽ mọc theo trình tự răng cửa giữa, răng cửa bên, răng tiền cối, răng nanh đến các răng cối lớn. Trong khi đó, răng cửa giữa, răng cửa bên, răng nanh, răng tiền cối và cuối cùng là các răng cối lại là thứ tự mọc của hàm dưới.

Vị trí răng cùng thời gian mọc răng ở trẻ em

Vì sao trẻ thời gian thay răng sữa của trẻ chậm?

Thời điểm chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ bắt đầu mọc thường là lúc bé được 6-9 tháng và quá trình sẽ kết thúc khi bé đủ 30 tháng tuổi. Răng sữa đóng một vai trò quan trọng, nhất là giữ chỗ cho hệ răng cố định, nếu bị mất răng sữa từ sớm có thể bé sẽ phát âm ngọng hoặc hệ răng cố định khi mọc sẽ không đúng vị trí… Cha mẹ nên nhớ hệ răng sữa chỉ có 20 chiếc, có rất nhiều bậc cha mẹ chủ quan vì nghĩ răng số 6 (răng cối mọc khi bé được 6 tuổi) là răng sữa nên khi đau nhức mới đưa bé đi thăm khám. Thông thường, thứ tự thay răng cũng sẽ tương tự với lúc bé mọc răng sữa. Chiếc răng nào mọc trước thì sẽ thay trước cho đến khi bé bước vào độ tuổi 11-12 tuổi.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trẻ thay răng sữa sớm hoặc chậm thay răng sữa. Răng sữa thay nhanh hay chậm có thể là do một số yếu tố như sinh non, chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, hoặc lúc mang thai do mẹ kiêng khem quá nhiều hoặc do yếu tố di truyền…

Thay răng là một hiện tượng tự nhiên mà mỗi chúng ta đều phải trải qua. Do đó, nếu trẻ chậm thay răng sữa, mẹ cần phải theo dõi sát sao sự phát triển răng miệng của con.

Thông thường, thời gian thay răng ở trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vị trí mọc của răng, đặc trưng của từng loại răng, điều kiện mọc răng, … hoàn toàn chi phối thời gian thay răng.

Trẻ 6 tuổi chưa thay răng sữa có đến xuất phát từ những yếu tố sau:

  • Di truyền
  • Sinh non
  • Chế độ ăn uống, dinh dưỡng chưa hợp lý
  • Mẹ kiêng quá nhiều trong thời gian mang thai
  • Thói quen xấu của trẻ: răng sữa rụng khiến trẻ cảm thấy miệng có khoảng trống. Do đó, trẻ hay đưa tay vào miệng hoặc dùng lưỡi để tác động vào khoảng trống. Hành động này vô tình khiến những khoảng trống bị viêm nhiễm, răng mọc chậm hơn.

Xem thêm: Chọn kem đánh răng cho trẻ như thế nào là đúng?

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ thay răng sữa chậm?

Cần làm gì khi trẻ thay răng sữa chậm?

Nhờ đến sự trợ giúp của y học. Răng ở một số trẻ ít khi lung lay, cha mẹ chưa xem kĩ, chỉ nhìn thoáng qua nên cho rằng trẻ chưa đến thời gian thay răng. Thực ra răng vĩnh viễn của bé đã mọc ở bên trong.

Phụ huynh cần theo dõi sát sao tình hình răng miệng của con sẽ biết được khi nào con đã mọc răng vĩnh viễn. Lúc đó, cha mẹ nên đưa bé đi nhổ răng sữa.

Nếu không thể thay răng tự nhiên, trẻ cần nhận được sự hỗ trợ của bác sĩ. Đặc biệt, khi răng vĩnh viễn đã mọc ra mà trẻ chậm thay răng sữa hoặc đã rụng từ lâu, mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ.

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng, bác sĩ sẽ xem xét tình hình hoặc dùng biện pháp nắn chỉnh răng. Thực hiện chỉnh sửa ở giai đoạn này sẽ giúp đỡ tốn thời gian và chi phí về sau.

Việc nhổ răng sữa cho trẻ khi răng còn cứng chắc hoàn toàn không gây tổn thương gì đến răng vĩnh viễn hay xương hàm như một số phụ huynh vẫn hay lo sợ!

Một số lưu ý khi trẻ đang trong giai đoạn thay răng

Những lưu ý trong giai đoạn trẻ thay răng sữa

Không gây tác động đến răng

  • Ngăn cản ngay khi trẻ có những thói quen xấu: thở bằng miệng, nghiến răng, mút môi, mút tay, chống cằm, lấy lưỡi đẩy vào răng,…
  • Những hành động này có thể dẫn đến tình trạng răng hô, móm. Hệ quả kế tiếp là răng mọc lệch, mọc chen chúc hoặc thưa. Thậm chí, răng hàm trên mọc không khớp với răng hàm dưới.
  • Hàm răng có ảnh hưởng đến vẻ ngoài rất nhiều. Nếu mẹ không khắc phục kịp thời, nụ cười của trẻ về sau sẽ không được đẹp như mong muốn.

Chế độ ăn uống phù hợp

Bé cần hạn chế đồ cứng khó nhai, đồ ngọt, kẹo cao su,... để tránh sâu răng. Nếu trẻ bị đau răng mọc lên, có thể cho trẻ ăn các thức ăn mềm như cháo, súp.

Hướng dẫn trẻ cách tự chăm sóc răng

Mẹ nên dạy trẻ cách chủ động chăm sóc và vệ sinh răng miệng sau mỗi bữa ăn. Tập cho trẻ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày để giữ vệ sinh răng miệng ở tình trạng tốt nhất.

Vấn đề vì sao trẻ thay răng sữa chậm đã được chúng tôi chia sẻ cụ thể trên đây, nếu quý khách hàng còn vấn đề thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn.