TRUNG TÂM CẤY GHÉP IMPLANT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Những điều cần biết về phương pháp trồng răng Implant

Tác giả: Bs Nhân Tâm Lượt xem: 900
Trồng răng Implant là phương pháp phục hình răng hiệu quả và được ưa chuộng nhất hiện nay. Vậy trồng răng Implant là gì? Ưu điểm và nhược điểm ra sao? Áp dụng với những đối tượng nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Nha khoa Nhân Tâm giải đáp qua bài viết ngày hôm nay.

Kỹ thuật cấy ghép trụ Implant

Trồng răng Implant là kỹ thuật cấy ghép trụ Implant vào xương hàm với mục đích thay thế răng tự nhiên bị mất. Phương pháp cấy ghép Implant hiện nay đã giảm được mức độ xâm lấn nên ít gây đau nhức, sưng tấy, chảy máu hơn và hiệu quả cấy ghép cũng cao hơn.

Trồng răng Implant là gì?

Trồng răng Implant là gì? Trồng răng Implant hay cấy ghép Implant là kỹ thuật cấy ghép trụ Implant vào xương hàm với mục đích thay thế răng tự nhiên bị mất. Xương hàm sẽ tự bám xung quanh thân trụ sau khi cấy, giúp trụ Implant bám chắc chắn trên cung hàm.

Tiếp theo mão sứ sẽ được kết nối vào trụ Implant nhờ khớp nối Abutment giúp cho răng giả được chắc chắn và nhìn giống răng tự nhiên hơn.

Công nghệ này đã được Branemark sử dụng từ năm 1952 dựa vào các quan sát và thí nghiệm trên động vật. Khi thực hiện kết hợp xương ở động vật bằng nẹp Titanium, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy một sự liên kết chắc chắn và không có bất cứ phản ứng sinh hóa nào xảy ra.

Qua kính hiển vi điện tử, các nhà khoa học còn nhận thấy hiện tượng tích hợp xương – hiện tượng các tế bào xương xâm lấn lên bề mặt của trụ Implant.

Sản phẩm răng Implant ban đầu được làm từ chất liệu Titanium nguyên chất vì vậy tốc độ tích hợp xương thường chậm hơn và độ bền vững cũng thấp hơn.

Kỹ thuật trồng răng Implant đã được cải tiến rất nhiều qua thời gian và đạt được cấu trúc bề mặt tương tự như xương người. Do vậy cấy ghép Implant vào xương hàm sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ tích hợp xương và nâng cao tính bền vững.

Đặc biệt, phương pháp cấy ghép Implant hiện nay đã giảm được mức độ xâm lấn nên ít gây đau nhức, sưng tấy, chảy máu hơn và hiệu quả cấy ghép cũng cao hơn.

Phương pháp trồng răng Implant

Thành phần cấu tạo của răng Implant gồm có 3 phần chính:

Trụ răng:

Phần trụ răng được làm từ vật liệu Titanium không gỉ, không mòn và có thiết kế như chân răng thật. Bộ phận này thường dài khoảng 10 đến 16 mm, có hình dạng thon dần giống ốc vít hoặc hình trụ tròn.

Trong trường hợp cần cấy Implant mini thì trụ răng chỉ lớn bằng ½ trụ bình thường, kích thước khoảng 2 đến 3mm và chiều dài từ Khi nào cần áp dụng phương pháp trồng răng Implant? đến 16mm.

Abutment:

Bộ phận này có hình trụ, làm từ kim loại với công dụng gắn trụ Implant với miệng Implant. Abutment cũng sẽ giúp nâng đỡ cầu răng hay mão răng một cách hiệu quả.

Thân răng sứ:

Phần này chính là mão răng hoặc chụp răng với thiết kế rỗng bên trong để úp khít lên trụ Implant. Chúng được thiết kế rất đặc biệt với kích thước, màu sắc, chức năng và hình dáng giống như chiếc răng bị mất.

Chất liệu thường được dùng trong sản xuất bộ phận này là sứ Titan, sứ Cercon, sứ Zirconia,…

Trồng răng Implant có ưu điểm và nhược điểm gì?

Ưu điểm:

  • Răng Implant có cấu trúc như răng tự nhiên với đầy đủ chân răng, thân răng giúp bảo đảm khả năng ăn nhai cũng như vẻ đẹp thẩm mỹ.
    Được cấy ghép cố định trên xương hàm, độc lập và không lấn sang các vị trí răng lân cận nên giúp sức khỏe răng miệng bảo đảm hơn và quá trình vệ sinh cũng dễ dàng hơn.
  • Ngăn ngừa hiện tượng tiêu xương, giúp khuôn mặt không bị lão hóa (má hóp, da chảy xệ, nhăn nheo) do mất răng.
  • Phương pháp này có độ bền chắc vĩnh viễn nên có thể giúp người bệnh tiết kiệm được một khoản chi phí, thời gian đáng kể do không phải chữa trị nhiều lần.

Nhược điểm: Giá dịch vụ cấy ghép Implant nhìn chung vẫn ở mức cao nên nhiều người vẫn đắn đo chưa quyết định phục hình răng bị mất.

Xem thêm: Trồng răng Implant có đau không? Cách giảm đau nhanh chóng

Khi nào cần áp dụng phương pháp trồng răng Implant?

Các trường hợp nên áp dụng kỹ thuật trồng răng Implant

Cấy ghép Implant là kỹ thuật điều trị thích hợp trong nhiều ca bệnh khác nhau, kể cả mất 1 răng, mất nhiều răng hay thậm chí là mất cả hàm. Trong trường hợp răng đã bị mất nhiều năm, xương hàm đã có hiện tượng tiêu dần, lợi đã bị tụt, bạn vẫn có thể chọn biện pháp phục hình này sau khi thực hiện cấy ghép xương.

Mặc dù vậy, một số trường hợp sau đây vẫn cần tránh hoăc xem xét kỹ trước khi tiến hành biện pháp trên:

  • Chống chỉ định với phụ nữ có thai, bệnh nhân đái tháo đường có hiện tượng viêm nhiễm hoặc mất kiểm soát tại khu vực dự định cấy ghép Implant.
  • Xem xét và cân nhắc kỹ đối với các trường hợp mắc bệnh mạn tính nguy hiểm bao gồm bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,… những bệnh nhân đã trị xạ khu vực xương hàm hoặc nghiện thuốc lá, nghiện rượu nặng.

Để xác định chính xác xem tình trạng của mình có thể thực hiện cấy ghép Implant không, bạn cần đi khám chuyên khoa răng hàm mặt và tham khảo ý kiến từ bác sĩ nha khoa.

Trồng răng Implant là giải pháp phục hình răng tiên tiến, giúp người bệnh lấy lại vẻ đẹp thẩm mỹ và khả năng ăn nhai hiệu quả. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được kỹ thuật này. Để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ tốt nhất bạn có thể gọi đến số 1900 56 5678 hoặc tới Nha khoa Nhân Tâm và thăm khám trực tiếp nha.