Nguyên nhân sâu răng phổ biến nhất là do sự tấn công của vi khuẩn, quá trình vệ sinh răng không hiệu quả, chế độ ăn không phù hợp, khiếm khuyết trong cấu trúc răng,…
Sâu răng nếu không điều trị kịp thời có thể lây lan vào tủy, gây viêm tủy, chết tủy và nặng nề hơn là mất răng vĩnh viễn. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tới gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.
Hoặc tốt hơn hết, hãy đi khám nha khoa định kỳ mỗi 3 – 6 tháng. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng. Loại bỏ kịp thời các tác nhân gây viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng.
Bệnh sâu răng và các triệu chứng điển hình
Sâu răng là quá trình tấn công, hủy hoại cấu trúc răng của vi khuẩn, gây nên các thương tổn tại mô răng. Biểu hiện đầu tiên của tình trạng này là các lỗ sâu li ti ở thân răng hoặc mặt nhai. Tuy nhiên, những lỗ này rất nhỏ nên khách hàng gần như không thể tự nhận biết được.
Khi tình trạng sâu tiến triển nặng hơn, độ nhạy cảm của răng sẽ tăng lên, cảm giác ê buốt, đau nhức xuất hiện khi bạn ăn các món quá ngọt, quá nóng hoặc quá lạnh. Các cơn đau xuất hiện tự phát và nặng nề hơn vào ban đêm. Khi quan sát sẽ thấy các lỗ nhỏ màu trắng, nâu hoặc đen trên bề mặt răng.
Sâu răng là bệnh lý răng miệng có tỉ lệ mắc rất cao
Các nguyên nhân sâu răng thường gặp
Do sự tấn công của vi khuẩn
Trong khoang miệng của chúng ta luôn có sự hiện diện của vi khuẩn Streptococcus Mutans, một loại vi khuẩn lên men đường và tinh bột trong thực phẩm thành axit lactic.
Nếu không chải răng sau khi ăn khoảng 30 phút thì tinh bột và đường trong khoang miệng sẽ bị chuyển hóa thành axit. Lượng axit này sẽ ngấm vào những chỗ trũng, vết nứt trên bề mặt răng, hủy hoại men răng và tạo thành các lỗ hổng.
Ngoài ra, quá trình phát triển của vi khuẩn còn sản sinh ra plyore, chất hữu cơ, enzyme thủy phân hoạt chất lòng trắng trứng (thành phần có trong nước bọt), các chất này sẽ hòa tan hợp chất hữu cơ và phá hủy hợp chất vô cơ trong cấu trúc răng.
Sự tấn công của vi khuẩn sẽ phá hủy men răng và gây sâu răng
Do khẩu phần ăn không phù hợp
Nguyên nhân sâu răng được nhắc đến nhiều nhất chính là chất đường và tinh bột trong thức ăn hàng ngày. Đây chính là “nguồn dưỡng chất” cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt khi ăn đồ ngọt, thức ăn nhiều đường trước khi đi ngủ mà không chải răng là bạn đang tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi.
Các vụn thức ăn, mảng bám trên răng nếu không được làm sạch triệt để, không cạo vôi răng định kỳ cũng sẽ là môi trường trú ngụ của vi khuẩn gây hại.
Xem thêm: Xử lý răng sâu bị vỡ chỉ còn chân răng như thế nào?
Do khiếm khuyết trong kết cấu răng
Khả năng ngăn ngừa sâu răng còn tùy thuộc vào kết cấu răng
Kết cấu của răng cũng là một phần quan trọng trong việc chống lại sâu răng. Nếu hàm răng của bạn không bị khiếm khuyết, sứt mẻ, men răng trắng bóng, răng thẳng đều, khả năng khoáng hóa cao thì nguy cơ răng bị sâu sẽ thấp.
Ngược lại, nếu những yếu tố trên không hoàn chỉnh thì tỉ lệ sâu răng sẽ tăng lên rất nhiều.
Do quá trình chăm sóc răng không hiệu quả
Hoạt động vệ sinh, chăm sóc răng miệng hàng ngày không tốt, không thường xuyên cũng là một nguyên nhân sâu răng phổ biến.
Răng cần được vệ sinh hàng ngày, đặc biệt là sau khi ăn uống. Nếu không làm sạch kỹ lưỡng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi và gây nên các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh đó, việc chải răng sai cách không những không hạn chế được vi khuẩn mà còn có thể khiến lợi bị thương tổn, tăng nguy cơ xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, dẫn đến viêm nhiễm nướu.
Vệ sinh răng không thường xuyên, không đúng cách làm nguy cơ sâu răng tăng cao
Khi nào cần đi khám nha khoa?
Thông thường khi mới chớm sâu, khách hàng rất khó nhận biết bản thân bị sâu răng, chỉ đến khi các lỗ sâu xuất hiện trên bề mặt răng và cảm giác đau nhức nặng nề thì mới tới trung tâm nha khoa thăm khám.
Có nhiều trường hợp khi đến gặp bác sĩ thì tình trạng viêm đã trở nặng, thậm chi lây lan vào tủy gây viêm và hỏng tủy. Khi đó, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn, tốn kém thời gian và chi phí hơn.
Bởi vậy, ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên tới gặp bác sĩ nha khoa gần đây trong thời gian sớm nhất để được chữa trị kịp thời. Hoặc tốt nhất, hãy đi khám nha khoa định kỳ mỗi 3 – 6 tháng.
Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng. Loại bỏ kịp thời các tác nhân gây viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng.
Nên khám nha khoa định kỳ để kiểm soát tốt sức khỏe răng miệng
Trên đây là các nguyên nhân sâu răng phổ biến nhất và thông tin về dấu hiệu nhận biết, thời điểm thăm khám nha khoa thích hợp, mong rằng bài viết sẽ có ích đối với bạn.
Nếu còn câu hỏi cần giải đáp hoặc nhận thấy răng miệng có biểu hiện bất thường, bạn hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm để được hỗ trợ miễn phí.